• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Lịch sử phát triển
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Quy chế làm việc
  • Tin tức - Sự kiện
    • Tin hoạt động
    • Tin tức thị trường
    • Khoa học công nghệ
  • Chỉ đạo sản xuất
    • Tình hình sản xuất
    • Tiến độ sản xuất
    • Văn bản chỉ đạo
  • Dữ liệu trồng trọt
    • Sản xuất
    • Quy hoạch, kế hoạch
    • Sản xuất an toàn
    • Đất nông nghiệp và môi trường
    • Vùng sản xuất tập trung
    • Danh sách tổng hợp bản tự công bố lưu hành giống cây trồng
  • Hợp tác quốc tế
  • Dữ liệu CSA
  • Hệ thống văn bản
    • Luật
    • Pháp lệnh
    • Nghị định
    • Thông tư
    • Quyết định
    • Chỉ thị
    • Công văn
    • Báo cáo
    • Thông báo
    • Văn bản khác
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Tiến độ sản xuất
  • Giải pháp cho sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững của tỉnh Tuyên Quang

    Ngày đăng: 25/06/2017
    Lượt xem: 5104
    Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã ban hành và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; tích cực chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất và tập trung huy động mọi nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới... 
    Trong bối cảnh đất nước hội nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp định thương mại tự do (FTA) tình hình giao thương quốc tế tăng mạnh, đặc biệt là nhu cầu lương thực, nông sản tăng cao ở một số quốc gia, diện tích canh tác nông nghiệp của một số nước phát triển bị thu hẹp. Đây là cơ hội cho phát triển nông nghiệp hướng đến thị trường quốc tế. Đòi hỏi sản xuất nông nghiệp của tỉnh phải chuyển đổi theo xu thế, yêu cầu mới của thị trường trong nước và quốc tế (giá thành sản xuất và chất lượng sản phẩm).
    Các sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trên địa bàn tỉnh hiện nay có 769 ha chè được cấp chứng nhận Rainforest (Tiêu chuẩn Nông nghiệp Bền vững); 13 mô hình sản xuất VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Việt Nam) với tổng diện tích là 153,74 ha, trang trại Bò sữa Tuyên Quang được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP (Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu), 25 sản phẩm nông nghiệp của tỉnh có thương hiệu nhãn hiệu. Con số trên là khá khiêm tốn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh về nông nghiệp của tỉnh. Phát triển chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ; sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa theo tiêu chuẩn, quy chuẩn vẫn còn phổ biến; khả năng cạnh tranh của nhiều loại sản phẩm còn thấp, chưa có sự gắn kết bền chặt giữa sản xuất với tiêu thụ, dẫn đến thu nhập của người nông dân còn thấp, chưa ổn định, dễ bị rủi ro do thiên tai, dịch bệnh và biến động của thị trường.
    Tổ chức sản xuất là khâu khá hạn chế, liên kết sản xuất giữa người nông dân với doanh nghiệp còn thiếu bền vững. Việc nhân rộng các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật hiệu quả vào sản xuất còn ít. Sự chuyển biến, thay đổi nhận thức về cơ chế thị trường đối với nông nghiệp hàng hóa, tư duy về sản xuất hàng hóa vẫn còn chậm. Để tìm hiểu về mô hình tổ chức sản xuất tập trung có hiệu quả trên địa bàn tỉnh hiện nay chúng tôi đã đến công ty CP chè Mỹ Lâm.
    Khi đến Công ty CP Chè Mỹ Lâm được ông Lê Quang Chuyền – Phó giám đốc Công ty chia sẻ: Từ năm 2016, công ty đưa vào thí điểm quản lý sản xuất phát triển chè bền vững trên cơ sở sản xuất tập trung – đổi mới cấu trúc liên kết chuỗi giá trị với hình thức là: Công ty khoán công việc hoàn thành nhà máy trả lương cho hộ khoán trên cơ sở ngay từ đầu năm công ty cùng bà con thống nhất định giá từng đồi chè. Sau đó, mọi dịch vụ từ làm cỏ, thu hái, cắt tỉa, đặc biệt là phun thuốc BVTV đều do người của Công ty thực hiện và Công ty trả lương thông qua các tổ đội sản xuất. Các hộ khoán thực hiện công việc: làm phân hữu cơ, bón phân hữu cơ, vô cơ, làm cỏ, trồng cây bóng mát, chăm sóc, và bảo vệ vườn chè, giám sát, nghiệm thu cho các tổ dịch vụ. Bên cạnh đó, mọi vật tư về phân bón, thuốc BVTV, máy móc, bao bì… đều do phía công ty cung ứng 100%. Qua đó, hộ khoán sẽ nhận lương tháng theo lứa hái trên cơ sở phân loại sản lượng vườn chè (A, B, C) hàng năm x diện tích x hệ số giống chè và mức độ hoàn thành công việc được phân công trong tháng.
    Để đánh giá cụ thể về hiệu quả của cấu trúc sản xuất mới của mô hình đang thực hiện tại Công ty CP chè Mỹ Lâm. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang đã tiến hành khảo sát phỏng vấn trực tiếp 15 hộ tham gia mô hình liên kết sản xuất chè tập trung, các hộ được khảo sát đều đánh giá mô hình rất tốt: Cụ thể gia đình chị Nguyễn Thị Duyên, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn Tỉnh Tuyên Quang thuộc đội 17 đội sản xuất của Công ty CP Chè Mỹ Lâm. Chị Duyên chia sẻ với 7100 m2 được công ty đầu tư toàn bộ phân bón, thuốc BVTV, thu hái… một tháng gia đình chỉ mất khoảng 10 ngày để làm các công việc trên vườn chè thu nhập của gia đình được 50 triệu/6 tháng áp dụng cho 6 lứa hái. Thu nhập tăng khoảng 40-50% so với khi chưa vào cấu trúc sản xuất mới thí điểm của công ty.
    Chị Duyên cũng chia sẻ thêm khi tham gia vào mô hình liên kết sản xuất của Công ty hộ nhận khoán và người dân làm chè không phải trực tiếp phun thuốc BVTV, đảm bảo sức khỏe; vệ sinh môi trường sạch sẽ, không còn tình trạng vỏ chai, vỏ túi thuốc BVTV vứt bừa bãi ở các lô chè; Tăng chất lượng sản phẩm chè và giá thu mua cao, ổn định tăng thu nhập cho hộ sản xuất (giá bán bình quân tại thị trường là 3.800-4.000 đồng/kg búp tưới; công ty thu mua giá bình quân 5.000 đồng/kg búp tươi).
    Ông Lê Quang Chuyền cũng cho biết thêm khi thực hiện liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp theo cấu trúc sản xuất mới cũng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như : Tăng chất lượng sản phẩm chè đảm bảo tiêu chuẩn của EU, thị trường mở rộng và có nhu cầu ổn định, giảm 50% tác động đến môi trường trong nông nghiệp, xây dựng được tính cộng đồng, đoàn kết và tác phong công nghiệp, chuyên nghiệp, quy mô sản xuất hàng hóa tập trung cho người nông dân mang lại lợi ích cho nông dân và doanh nghiệp. Đến nay công ty đã thực hiện mô hình liên kết trên diện tích 150 ha của 250 hộ nhận khoán tại 6 đội sản xuất và dự kiến đến hết năm 2018 công ty mở rộng ra toàn diện tích chè của Công ty và vùng dân địa phương với diện tích khoảng trên 400 ha.
    Ông Chuyền cũng cho biết thêm: Một tin vui mới đến với Công ty CP chè Mỹ Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang vừa ký phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án trồng mới, trồng lại chè năng suất cao của công ty cổ phần chè Mỹ Lâm với tổng diện tích là 250 ha. Dự án triển khai sẽ thay thế vườn chè có năng suất thấp, già cỗi bằng giống mới tạo vùng nguyên liệu chè chất lượng tốt, năng suất cao, cung ứng cho nhà máy chế biến sản phẩm các loại chè đen, chè xanh chất lượng cao xuất khẩu.
    Có thể thấy rằng mô hình liên kết sản của Công ty chè Mỹ Lâm có một tiếng vang, một điểm sáng về mô hình liên kết sản xuất có hiệu quả đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh Tuyên Quang, mô hình đã được được nhiều lãnh đạo tỉnh và Trung ương đến thăm và đánh giá cao.
    Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình liên kết sản xuất có hiệu quả sản xuất theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với phát triển nông nghiệp hàng hóa hiệu quả và bền vững cần có giải pháp cụ thể:
    Ông Nguyễn Văn Việt - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang cho biết trong thời gian tới Sở tập trung chỉ đạo: Trên cơ sở đánh giá hiệu quả mô hình liên kết sản xuất của Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm để nhân ra diện rộng trong sản xuất. Hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất chè, các địa phương thành lập tổ dịch vụ phun thuốc bảo vệ thực vật. Khi nhân rộng mô hình tùy từng quy mô sản xuất mà linh hoạt áp dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng cơ sở sản xuất, để mang lại hiệu quả cho nông dân và doanh nghiệp. Tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật sản xuất an toàn cho các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổ chức Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với các nhà hàng, khách sạn, siêu thị trong và ngoài tỉnh. Chỉ đạo thực hiện công việc nhiệm vụ trọng tâm của Sở để tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 22/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025. Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới.
    Cuối cùng xin trích lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân”, mà phải có nhiều cánh én, nhiều con sếu đầu đàn. Kinh tế hộ nhỏ lẻ không thể cạnh tranh với cơ chế thị trường mà mỗi cấp ủy chính quyền địa phương cần đổi mới tư duy, khuyến khích nông dân hợp tác đầu tư với doanh nghiệp để chúng ta cùng chiến thắng.

     

    Mard.gov.vn

    Cùng chuyên mục:
    Nhiều mô hình ứng dụng VietGAP thành công
    Họp trực tuyến ứng phó bão số 10
    Khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó với bão và mưa lũ hiện nay
    Tăng trưởng nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu
    Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

    Ý kiến bạn đọc (0)

  • Góp ý dự thảo văn bản
  • Cây trồng
    • Cây lương thực, thực phẩm
    • Cây công nghiệp, cây ăn quả
    • Cây dược liệu
    • Cây đầu dòng
    • Bảo hộ giống cây trồng
    • Giống được phép SXKD
  • Chất lượng
    • Tiêu chuẩn - Quy chuẩn
    • Phòng Thử Nghiệm
    • Tổ chức chứng nhận
  • Đất nông nghiệp - Môi trường
    • Đất nông nghiệp
      • Đất cây hàng năm
      • Đất trồng lúa
      • Đất cây lâu năm
        • Đất cây công nghiệp lâu năm
        • Đất cây ăn quả lâu năm
      • Chuyển đổi đất trồng lúa
        • Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
        • Chuyển đổi sang phi nông nghiệp
    • Môi trường
  • Thông báo
  • Thông báo số 690/TB-TT-CLT ngày 07/07/2021 của Cục Trồng trọt về việc cấp chứng nhận chủng loại gạo thơm vào Vương quốc Anh và Bắc Ai-len được hưởng ưu đãi hạn ngạch thuế quan theo Hiệp định Thương mại tựdo giữa nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) trước khi có Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số103/2020/NĐ-CPngày 04/9/2020 của Chính phủ ban hành
  • Thông báo thi tuyển công chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Danh sách tổng hợp giống cây trồng được công nhận lưu hành
  • DANH SÁCH TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM DO CỤC TRỒNG TRỌT CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM VÀ CHỈ ĐỊNH HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM ĐẾN NGÀY 01/10/2020
  • Xin ý kiến góp ý Dự thảo TCVN giống cây lương thực có hạt - Sản xuất giống: Lúa lai, Ngô lai, Lúa thuần
  • Xin ý kiến góp ý Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) DUS: Chuối, Cà phê.
  • Danh sách tổng hợp bản tự công bố lưu hành giống cây trồng
  • Giả mạo Cổng thông tin điện tử Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Danh sách các tổ chức thử nghiệm (đến ngày 31.10.2019)
  • Danh sách Tổ chức chứng nhận giống cây trồng (31.10.2019)
  • Danh sách Tổ chức chứng nhận VietGAP
  • Dự thảo góp ý Thông tư Quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt
  • Thông báo các Văn bản quy phạm pháp luật
  • Quyết định số 2952/QĐ-BNN-TT ngày 25/7/2018 về việc công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới ( Ngô lai đường Hi-Brix 53)
  • Quyết định số 1980/QĐ-BNN-TT ngày 30/5/2018 về việc công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới ( Ngô lai Pioneer Brand P4124)
  • Cục Trồng trọt xin ý kiến góp ý dự thảo TCVN
  • Công văn số 351/TT-VP ngày 09/4/2018 về việc thực hiện Hải quan một cửa quốc gia và triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 tại Cục Trồng trọt
  • Xin ý kiến góp ý Dự thảo Luật Trồng trọt
  • ĐBSCL xây dựng bản đồ chuyển đổi cây trồng và lịch thời vụ đối phó trước rủi ro thiên tai
  • Lúa gạo chớp thời cơ thuận lợi vụ thu đông
  • Ngành điều hướng tới nâng cao chất lượng
  • Danh sách tổ chức chứng nhận giống cây trồng đến ngày 6/6/2017
  • Danh sách phòng thử nghiệm giống cây trồng (đến 6.06.2017)
  • Quyết định Công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới cho giống lúa Đài Thơm 8
  • Quyết định Công nhận sản xuất thử cho 02 giống ngô và công nhận chính thức cho 05 giống ngô.
  • Công văn 65/TT-CLT ngày 19/01/2017 gửi Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc về việc chỉ đạo sản xuất vụ Đông xuân 2016-2017
  • Danh sách Tổ chức chứng nhận hợp quy giống cây trồng (Đến ngày 16/01/2017)
  • Hướng dẫn đánh giá phân loại công chức
  • Danh sách Phòng Thử nghiệm giống cây trồng (đến 16.01.2017)
  • Danh sách các phòng thử nghiệm giống cây trồng đến ngày 10.10.2016
  • Danh sách tổ chức chứng nhận giống cây trồng đến ngày 10/10/2016
  • Thông báo số 4908/TB-BNN-VP ngày 15/6/2017 của Bộ NN&PTNT về việc thông báo Kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị Ban Chỉ đạo phát triển điều bền vững năm 2017
  • Danh sách phòng thử nghiệm giống cây trồng (đến 6.06.2017)
  • Cục Trồng trọt kiểm tra tình hình sản xuất vụ Đông xuân 2016-2017 và thăm mô hình “cánh đồng mẫu lớn" giống lúa chất lượng Bắc hương 9 tại Bắc Giang.
  • Giải pháp canh tác cây trồng hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Vụ Đông Xuân 2016 - 2017:Diện tích giảm, năng suất tăng.
  • Đánh giá kết quả duy trì hạt bố mẹ và sản xuất hạt giống lúa lai F1 vụ đông xuân 2016 - 2017
  • Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Cục Trồng trọt tổ chức thành công Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2017 - 2019
  • Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại tỉnh Hòa Bình
  • Thủ tướng mong muốn phát triển ngành công nghiệp dược liệu Việt Nam
  • Sẽ có Đề án sản xuất nông nghiệp hữu cơ
  • Hội thảo Phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế
  • Triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Khai trương "Cổng Dịch vụ công trực tuyến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn"
  • Hội thảo “Phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế"
  • Triển khai dịch vụ công trực tuyến phải có hành động và khởi sắc cụ thể
  • Triển khai kế hoạch Năm cao điểm hành động Vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2017
  • Vụ lúa đông xuân 2016-2017 ở Miền Bắc, một số vấn đề cần lưu ý
  • Khai hội Tịch Điền Đọi Sơn 2017
  • Hội nghị cán bộ công chức, người lao động và Tổng kết công tác năm 2016, triển khai kế hoạch năm 2017 của Cục Trồng trọt
  • Công văn 2399/TT-CLT ngày 23/12/2016 gửi Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc về việc chỉ đạo chăm sóc, thu hoạch vụ Đông 2016 và chuẩn bị sản xuất vụ Đông xuân 2016-2017
  • BẢN ĐỒ ĐẤT VIỆT NAM
    SOIL MAP OF VIET NAM
    Tỉ lệ (Scale) 1:1000000
  • THÔNG TIN HỮU ÍCH
  • Liên kết website
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1514
    Hôm nay: 2181
    Tổng lượt truy cập: 13764879
  • Thăm dò ý kiến
  • Bạn thấy nội dung trên Cổng thông tin Cục Trồng Trọt như thế nào?
    Đầy đủ, phong phú
    Tạm được
    Cần bổ sung
    Bình chọn
    Kết quả
Bạn thấy nội dung trên Cổng thông tin Cục Trồng Trọt như thế nào?
Tổng số:1415 phiếu
Đầy đủ, phong phú
62,9
 62,9%
890  phiếu
Tạm được
8
 8%
113  phiếu
Cần bổ sung
29,1
 29,1%
412  phiếu
  • Thông tin
  • Giá vàng Tỉ giá USD
    Thời tiết Chứng khoán
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức - Sự kiện
  • Đất nông nghiệp - Môi trường
  • Dữ liệu CSA
  • Hệ thống văn bản
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ

Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn


© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC TRỒNG TRỌT - Version 2.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt