• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Lịch sử phát triển
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Quy chế làm việc
  • Tin tức - Sự kiện
    • Tin hoạt động
    • Tin tức thị trường
    • Khoa học công nghệ
  • Chỉ đạo sản xuất
    • Tình hình sản xuất
    • Tiến độ sản xuất
    • Văn bản chỉ đạo
  • Dữ liệu trồng trọt
    • Sản xuất
    • Quy hoạch, kế hoạch
    • Sản xuất an toàn
    • Đất nông nghiệp và môi trường
    • Vùng sản xuất tập trung
    • Danh sách tổng hợp bản tự công bố lưu hành giống cây trồng
  • Hợp tác quốc tế
  • Dữ liệu CSA
  • Hệ thống văn bản
    • Luật
    • Pháp lệnh
    • Nghị định
    • Thông tư
    • Quyết định
    • Chỉ thị
    • Công văn
    • Báo cáo
    • Thông báo
    • Văn bản khác
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Nóng chuyện công nhận giống

    Ngày đăng: 12/04/2018
    Lượt xem: 2684

    Ngày 3/4, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến dự thảo Luật Trồng trọt.

     

     

     
    15-50-51_nh_1
    Công nhận giống đang là chủ đề có nhiều ý kiến nhất của Dự thảo Luật Trồng trọt

    Hàng loạt ý kiến tập trung xoay quanh vấn đề khảo nghiệm, công nhận, quản lí giống cây trồng cho thấy đây là vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong dự thảo luật.  

    Cần tách bạch công nhận và công nhận lưu hành giống

    Trong số hàng chục ý kiến góp ý tại hội thảo cho dự thảo luật, chiếm áp đảo vẫn xoay quanh vấn đề về trình tự, thủ tục trong khảo nghiệm, công nhận giống cây trồng.

    Nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo luật chưa làm rõ và tách bạch được vấn đề công nhận bảo hộ giống cây trồng và việc công nhận lưu hành giống cây trồng.

    Ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Cty Cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình (ThaiBinh Seed) cho rằng, bảo hộ và bản quyền giống cây trồng đang là vấn đề hết sức nhức nhối.Tuy nhiên, dự thảo luật mới chỉ đưa ra được các quy định về trình tự, thủ tục công nhận lưu hành giống cây trồng, mà chưa có quy định về việc công nhận giống cây trồng. Đây là bất cập lớn mà dự thảo luật cần phải bổ sung, bởi việc công nhận lưu hành giống cây trồng (khi đã trải qua quy trình khảo nghiệm VCU và DUS) và việc công nhận giống cây trồng mang tính bảo hộ tác quyền và chủ sở hữu giống là hoàn toàn khác nhau.

    “Cũng giống như chiếc xe máy vậy, việc công nhận giống giống như bảo hộ bản quyền cho đơn vị sáng chế ra và SX ra chiếc xe ấy, nhưng chiếc xe ấy trong quá trình SX có bị lỗi kỹ thuật gì hay không, chạy có an toàn không thì phải cần thêm chứng nhận lưu hành. Đó là hai việc khác nhau mà dự thảo luật cần phải bổ sung làm rõ” – đại diện một DN trong ngành giống cây trồng bổ sung.

    Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, Dự thảo luật cần phải quy định chặt chẽ hơn nữa về một số khái niệm trong khảo nghiệm như: Thế nào là khảo nghiệm diện hẹp, khảo nghiệm diện rộng, khảo nghiệm có kiểm soát... “Cần phải làm rõ diện rộng là rộng thế nào, về vùng sinh thái hay về diện tích khảo nghiệm. Bên cạnh đó, việc đưa ra quy trình về trình tự công nhận lưu hành giống của Dự thảo luật cần phải ngắn gọn, bởi quy trình khảo nghiệm thế nào cho từng đối tượng cây trồng thì chỉ cần căn cứ vào các TCVN, QCVN là đã có đầy đủ rồi, Dự thảo luật đưa ra quá dài, song lại không đầy đủ, thậm chí không cần thiết” – PGS.TS Nguyễn Thị Trâm nêu ý kiến.

    Đồng tình với quan điểm này, ông Lê Ngọc Lâm, Phó cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ KH-CN) cho rằng: Hiện nay, xu hướng chung của thế giới là chuyển mạnh từ công nhận giống sang bảo hộ tác quyền và chủ sở hữu của giống. Vì vậy, dự thảo luật thậm chí cần phải làm rõ hơn nữa việc công nhận giống và công nhận lưu hành giống cái nào phải yêu cầu có trước, cái nào phải yêu cầu có sau.

    “Có những đơn vị nghiên cứu ra giống, đã được công nhận là giống quốc gia, nhưng họ lại chưa muốn đưa ra thương mại, và chưa cần phải có chứng nhận lưu hành chẳng hạn. Trường hợp này cần phải có quy định cụ thể hơn nữa để bảo vệ, khuyến khích cho việc nghiên cứu giống” – ông Lê Ngọc Lâm nêu ý kiến.  

    Nhiều ý kiến trái chiều

    Tại hội thảo, nhiều ý kiến cũng cho rằng, một số khái niệm cũng như quy định về khảo nghiệm giống cây trồng mà Dự thảo luật đưa ra còn thiếu chặt chẽ.

    Theo ông Nguyễn Tiên Phong, PGĐ Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống và Sản phẩm cây trồng quốc gia, dự thảo đưa ra khái niệm “Mẫu giống chuẩn là mẫu giống đầu tiên do chủ sở hữu cung cấp trước khi đưa vào khảo nghiệm và sử dụng...” là cần phải xem xét lại. Bởi đã nói đến mẫu chuẩn thì phải gắn liền với bản mô tả giống, vì vậy khi gửi mẫu khảo nghiệm, chưa thể khẳng định đó là mẫu chuẩn, vì có thể khi đó giống chưa đảm bảo về DUS, nên chỉ có thể coi đó là mẫu giống gửi khảo nghiệm. Chỉ khi đảm bảo về DUS thì mới được coi là mẫu giống chuẩn. Bên cạnh đó, một số ý kiến cũng cho rằng, mẫu giống chuẩn cần phải được Bộ NN-PTNT thành lập riêng thành một ngân hàng gen để lưu giữ nhằm bảo tồn cũng như làm mẫu đối chứng sau này, bởi bản thân các đơn vị khảo nghiệm giống hiện không đủ khả năng lưu giữ...

    Liên quan tới khái niệm Vùng địa lý công nhận giống cây trồng, ông Nguyễn Tiên Phong cho rằng, Dự thảo đưa ra quy định chỉ bao gồm 3 vùng địa lý gồm Bắc Bộ (từ Thừa Thiên Huế trở ra), Trung Bộ (gồm Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên) và Nam Bộ (gồm Đông Nam Bộ và ĐBSCL) là không đúng thực tiễn. Bởi thực tế Tây Nguyên khác xa Duyên hải Nam Trung Bộ, còn Bắc Trung Bộ cũng khác xa Trung du MNPB. Theo ông Phong, Dự thảo nên sử dụng phân làm 7 vùng sinh thái trong công tác khảo nghiệm giống cây trồng như lâu nay vẫn áp dụng.

    Không đồng tình với quan điểm này, GS.VS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội giống cây trồng Việt Nam lại nêu quan điểm: Việc phân vùng địa lý trong khảo nghiệm công nhận giống cây trồng thậm chí chỉ nên chia thành 2 vùng, bao gồm Nam Bộ (từ Đèo Hải Vân trở vào) và Bắc Bộ (từ Đèo Hải Vân trở ra). “Việc khảo nghiệm chủ yếu phụ thuộc vào chế độ nhiệt độ, do đó chỉ cần phân làm 2 vùng địa lý là được. Thực tế thì lâu nay, chúng ta phân vùng khảo nghiệm làm 7 vùng sinh thái, nhưng có đơn vị nào tiến hành khảo nghiệm được ở cả 7 vùng sinh thái đâu?” – GS Long phản biện.

    Xung quanh quy định về khảo nghiệm giống cây trồng, một số ý kiến cho rằng Dự thảo luật quy định “Việc khảo nghiệm do tổ chức được công nhận đủ điều kiện khảo nghiệm giống cây trồng thực hiện” là không phù hợp với hệ thống quốc tế về khảo nghiệm công nhận giống khi đưa vào Danh mục quốc gia như nhiều nước trên thế giới (EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc...). Bởi hiện nay, việc khảo nghiệm này ở nhiều quốc gia đa số được thực hiện bởi đơn vị/tổ chức độc lập.

    Bên cạnh đó, hoạt động khảo nghiệm VCU, DUS là hoạt động không sinh lời, thị trường nhỏ và chuyên sâu nên không có nhiều đơn vị mặn mà đăng ký hoạt động vì mục đích kinh doanh. Thực tế những năm qua, nhà nước đã chỉ định cho hàng chục đơn vị khảo nghiệm DUS, nhưng đến nay gần như không còn đơn vị nào triển khai công tác này, mà chỉ còn tồn tại duy nhất mỗi Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống và Sản phẩm cây trồng quốc gia mà thôi.

     
    LÊ BỀN (http://nongnghiep.vn)
    Cùng chuyên mục:
    Rau giảm giá theo 'quy luật', sẽ sớm tăng trở lại
    Hội thảo kinh nghiệm quốc tế về quản lý giống cây trồng và giới thiệu cẩm nang “hạt giống cho mọi người” tại Hà Nội
    Thứ trưởng Nguyễn Xuân Cường dự và trao giải "Sao Thần nông - Cho mùa vàng bội thu" năm 2015
    Hội nghị cán bộ công chức, người lao động và Tổng kết công tác năm 2016, triển khai kế hoạch năm 2017 của Cục Trồng trọt
    Hội nghị Tổng kết đánh giá về phòng chống mưa, lũ tại các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên

    Ý kiến bạn đọc (1)

    • Lưu Văn Quỳnh


      - Khảo nghiệm DUS như hiện nay khá phù hợp. - Ngược lại Khảo nghiệm VCU như hiện nay quá phức tạp và mang tính chủ quan nhiều hơn cả về vùng khảo nghiệm và chỉ tiêu so sánh làm chậm phát huy hiệu quả của giống cây trồng và thương hiệu Việt Nam (cây lúa). Nhiều chuyên gia di truyền học đều khẳng định số liệu thực của khảo nghiệm chiếm khoảng 60-70% còn 30-40% do yếu tố chủ quan của người trực tiếp khảo nghiệm. Vậy nên, phân 2 vùng nhiệt độ để khảo nghiệm VCU là hợp lí. Chỉ tiêu kinh tế nên sử dụng chỉ tiêu mở do chỉ tiêu này phụ thuộc quá nhiều yếu tố khách quan về tự nhiên và xã hội mà không thể tách bạch hay phân loại được.

      Trả lời 12/02/2020 6:10:18 CH

      • Lưu Văn Quỳnh


        - Khảo nghiệm DUS như hiện nay khá phù hợp. - Ngược lại Khảo nghiệm VCU như hiện nay quá phức tạp và mang tính chủ quan nhiều hơn cả về vùng khảo nghiệm và chỉ tiêu so sánh làm chậm phát huy hiệu quả của giống cây trồng và thương hiệu Việt Nam (cây lúa). Nhiều chuyên gia di truyền học đều khẳng định số liệu thực của khảo nghiệm chiếm khoảng 60-70% còn 30-40% do yếu tố chủ quan của người trực tiếp khảo nghiệm. Vậy nên, phân 2 vùng nhiệt độ để khảo nghiệm VCU là hợp lí. Chỉ tiêu kinh tế nên sử dụng chỉ tiêu mở do chỉ tiêu này phụ thuộc quá nhiều yếu tố khách quan về tự nhiên và xã hội mà không thể tách bạch hay phân loại được.

        Đã trả lời 12/02/2020 6:10:18 CH

  • Góp ý dự thảo văn bản
  • Cây trồng
    • Cây lương thực, thực phẩm
    • Cây công nghiệp, cây ăn quả
    • Cây dược liệu
    • Cây đầu dòng
    • Bảo hộ giống cây trồng
    • Giống được phép SXKD
  • Chất lượng
    • Tiêu chuẩn - Quy chuẩn
    • Phòng Thử Nghiệm
    • Tổ chức chứng nhận
  • Đất nông nghiệp - Môi trường
    • Đất nông nghiệp
      • Đất cây hàng năm
      • Đất trồng lúa
      • Đất cây lâu năm
        • Đất cây công nghiệp lâu năm
        • Đất cây ăn quả lâu năm
      • Chuyển đổi đất trồng lúa
        • Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
        • Chuyển đổi sang phi nông nghiệp
    • Môi trường
  • Thông báo
  • THÔNG BÁO TUYỂN 02 CÁN BỘ TOÀN THỜI GIAN
  • THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG 08 CHUYÊN GIA TƯ VẤN
  • Thông báo số 690/TB-TT-CLT ngày 07/07/2021 của Cục Trồng trọt về việc cấp chứng nhận chủng loại gạo thơm vào Vương quốc Anh và Bắc Ai-len được hưởng ưu đãi hạn ngạch thuế quan theo Hiệp định Thương mại tựdo giữa nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) trước khi có Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số103/2020/NĐ-CPngày 04/9/2020 của Chính phủ ban hành
  • Thông báo thi tuyển công chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Danh sách tổng hợp giống cây trồng được công nhận lưu hành và công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng
  • DANH SÁCH TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM DO CỤC TRỒNG TRỌT CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM VÀ CHỈ ĐỊNH HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM ĐẾN NGÀY 01/10/2020
  • Xin ý kiến góp ý Dự thảo TCVN giống cây lương thực có hạt - Sản xuất giống: Lúa lai, Ngô lai, Lúa thuần
  • Xin ý kiến góp ý Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) DUS: Chuối, Cà phê.
  • Danh sách tổng hợp bản tự công bố lưu hành giống cây trồng
  • Danh sách tổng hợp bản tự công bố lưu hành giống cây trồng..
  • Giả mạo Cổng thông tin điện tử Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Danh sách các tổ chức thử nghiệm (đến ngày 31.10.2019)
  • Danh sách Tổ chức chứng nhận giống cây trồng (31.10.2019)
  • Danh sách Tổ chức chứng nhận VietGAP
  • Dự thảo góp ý Thông tư Quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt
  • Thông báo các Văn bản quy phạm pháp luật
  • Quyết định số 2952/QĐ-BNN-TT ngày 25/7/2018 về việc công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới ( Ngô lai đường Hi-Brix 53)
  • Quyết định số 1980/QĐ-BNN-TT ngày 30/5/2018 về việc công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới ( Ngô lai Pioneer Brand P4124)
  • Cục Trồng trọt xin ý kiến góp ý dự thảo TCVN
  • Công văn số 351/TT-VP ngày 09/4/2018 về việc thực hiện Hải quan một cửa quốc gia và triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 tại Cục Trồng trọt
  • Xin ý kiến góp ý Dự thảo Luật Trồng trọt
  • ĐBSCL xây dựng bản đồ chuyển đổi cây trồng và lịch thời vụ đối phó trước rủi ro thiên tai
  • Lúa gạo chớp thời cơ thuận lợi vụ thu đông
  • Ngành điều hướng tới nâng cao chất lượng
  • Danh sách tổ chức chứng nhận giống cây trồng đến ngày 6/6/2017
  • Danh sách phòng thử nghiệm giống cây trồng (đến 6.06.2017)
  • Quyết định Công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới cho giống lúa Đài Thơm 8
  • Quyết định Công nhận sản xuất thử cho 02 giống ngô và công nhận chính thức cho 05 giống ngô.
  • Công văn 65/TT-CLT ngày 19/01/2017 gửi Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc về việc chỉ đạo sản xuất vụ Đông xuân 2016-2017
  • Danh sách Tổ chức chứng nhận hợp quy giống cây trồng (Đến ngày 16/01/2017)
  • Hướng dẫn đánh giá phân loại công chức
  • Danh sách Phòng Thử nghiệm giống cây trồng (đến 16.01.2017)
  • Danh sách các phòng thử nghiệm giống cây trồng đến ngày 10.10.2016
  • Danh sách tổ chức chứng nhận giống cây trồng đến ngày 10/10/2016
  • Thông báo số 4908/TB-BNN-VP ngày 15/6/2017 của Bộ NN&PTNT về việc thông báo Kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị Ban Chỉ đạo phát triển điều bền vững năm 2017
  • Danh sách phòng thử nghiệm giống cây trồng (đến 6.06.2017)
  • Cục Trồng trọt kiểm tra tình hình sản xuất vụ Đông xuân 2016-2017 và thăm mô hình “cánh đồng mẫu lớn" giống lúa chất lượng Bắc hương 9 tại Bắc Giang.
  • Giải pháp canh tác cây trồng hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Vụ Đông Xuân 2016 - 2017:Diện tích giảm, năng suất tăng.
  • Đánh giá kết quả duy trì hạt bố mẹ và sản xuất hạt giống lúa lai F1 vụ đông xuân 2016 - 2017
  • Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Cục Trồng trọt tổ chức thành công Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2017 - 2019
  • Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại tỉnh Hòa Bình
  • Thủ tướng mong muốn phát triển ngành công nghiệp dược liệu Việt Nam
  • Sẽ có Đề án sản xuất nông nghiệp hữu cơ
  • Hội thảo Phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế
  • Triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Khai trương "Cổng Dịch vụ công trực tuyến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn"
  • Hội thảo “Phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế"
  • Triển khai dịch vụ công trực tuyến phải có hành động và khởi sắc cụ thể
  • Triển khai kế hoạch Năm cao điểm hành động Vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2017
  • Vụ lúa đông xuân 2016-2017 ở Miền Bắc, một số vấn đề cần lưu ý
  • Khai hội Tịch Điền Đọi Sơn 2017
  • Hội nghị cán bộ công chức, người lao động và Tổng kết công tác năm 2016, triển khai kế hoạch năm 2017 của Cục Trồng trọt
  • Công văn 2399/TT-CLT ngày 23/12/2016 gửi Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc về việc chỉ đạo chăm sóc, thu hoạch vụ Đông 2016 và chuẩn bị sản xuất vụ Đông xuân 2016-2017
  • BẢN ĐỒ ĐẤT VIỆT NAM
    SOIL MAP OF VIET NAM
    Tỉ lệ (Scale) 1:1000000
  • THÔNG TIN HỮU ÍCH
  • Liên kết website
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 515
    Hôm nay: 3095
    Tổng lượt truy cập: 18604067
  • Thăm dò ý kiến
  • Bạn thấy nội dung trên Cổng thông tin Cục Trồng Trọt như thế nào?
    Đầy đủ, phong phú
    Tạm được
    Cần bổ sung
    Bình chọn
    Kết quả
Bạn thấy nội dung trên Cổng thông tin Cục Trồng Trọt như thế nào?
Tổng số:1757 phiếu
Đầy đủ, phong phú
50,8
 50,8%
893  phiếu
Tạm được
6,6
 6,6%
116  phiếu
Cần bổ sung
42,6
 42,6%
748  phiếu
  • Thông tin
  • Giá vàng Tỉ giá USD
    Thời tiết Chứng khoán
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức - Sự kiện
  • Đất nông nghiệp - Môi trường
  • Dữ liệu CSA
  • Hệ thống văn bản
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ

Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn


© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC TRỒNG TRỌT - Version 2.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt