• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Lịch sử phát triển
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Quy chế làm việc
  • Tin tức - Sự kiện
    • Tin hoạt động
    • Tin tức thị trường
    • Khoa học công nghệ
  • Chỉ đạo sản xuất
    • Tình hình sản xuất
    • Tiến độ sản xuất
    • Văn bản chỉ đạo
  • Dữ liệu trồng trọt
    • Sản xuất
    • Quy hoạch, kế hoạch
    • Sản xuất an toàn
    • Đất nông nghiệp và môi trường
    • Vùng sản xuất tập trung
    • Danh sách tổng hợp bản tự công bố lưu hành giống cây trồng
  • Hợp tác quốc tế
  • Dữ liệu CSA
  • Hệ thống văn bản
    • Luật
    • Pháp lệnh
    • Nghị định
    • Thông tư
    • Quyết định
    • Chỉ thị
    • Công văn
    • Báo cáo
    • Thông báo
    • Văn bản khác
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Xoài Việt Nam chính thức được xuất khẩu sang Mỹ

    Ngày đăng: 18/02/2019
    Lượt xem: 1803

    Ngày 18/2, Cục BVTV phối hợp với Văn phòng của Cục Kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ (APHIS) đã tổ chức lễ công bố XK quả xoài tươi của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Đây là tin vui đầu xuân cho ngành hàng rau quả XK của Việt Nam.

     

     

     
     

    Kết quả sau 10 năm đàm phán

    Tại buổi lễ công bố, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV cho biết: Việt Nam chính thức gửi hồ sơ đăng ký XK quả xoài tươi sang thị trường Hoa Kỳ từ năm 2009. Theo đó, cơ quan Kiểm dịch thực vật (KDTV) giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã trải qua nhiều cuộc họp và phiên làm việc nhằm thống nhất các điều kiện kỹ thuật về KDTV đối với quả xoài tươi của Việt Nam XK sang thị trường Hoa Kỳ. Đến nay, sau gần 10 năm, xoài của Việt Nam đã hoàn thành tất cả các thủ tục để được phép XK sang Mỹ thông qua Kế hoạch về xử lí bằng chiếu xạ được ký kết. Như vậy, đây là loại trái cây thứ 6 của Việt Nam (sau thanh long, chôm chôm, nhãn, vải thiều và vú sữa) được phép XK sang thị trường Hoa Kỳ.

    16-49-05_xoi
    Xoài Việt Nam ngày càng rộng đường XK, nhất là thị trường Hoa Kỳ

    Để xoài của Việt Nam được XK sang Hoa Kỳ, cần có các điều kiện sau: Đối với phần lớn đối tượng kiểm dịch, phải được xử lý bằng phương pháp chiếu xạ, với liều lượng tối thiểu 400 Gy dưới sự giám sát của APHIS và Cục BVTV. Đối với các đối tượng KDTV khác, phải áp dụng một trong các biện pháp sau: Biện pháp 1: quả phải được xử lý sau thu hoạch bằng cách nhúng vào thuốc trừ nấm phổ rộng. Biện pháp 2: vườn trồng được kiểm tra trước khi thu hoạch và kết quả kiểm tra cho thấy vườn trồng không nhiễm các đối tượng KDTV. Biện pháp 3: vườn trồng được xử lý bằng thuốc trừ bệnh phổ rộng, được kiểm tra trước khi thu hoạch và kết quả kiểm tra cho thấy vườn trồng không nhiễm các đối tượng KDTV.

    Các điều kiện khác để được phép XK bao gồm: Phải được KDTV và cấp Giấy chứng nhận KDTV do cơ quan BVTV của Việt Nam cấp. Giấy chứng nhận KDTV phải ghi trong phần khai báo bổ sung như sau: "Trái cây trong lô hàng này đã được kiểm dịch thực vật và không nhiễm Macrophoma mangiferae và Xanthomonus campestris pv. mangiferaeindicae”. Tại cảng đến, APHIS sẽ kiểm tra hồ sơ từng lô hàng.

    Dư địa XK xoài rất lớn

    Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), đến năm 2018, tổng diện tích xoài cả nước ước đạt trên 87.000 ha. Xoài hiện được trồng phổ biến ở 59/63 tỉnh, thành của nước ta. Các vùng trồng xoài chính ở Việt Nam bao gồm vùng Tây Bắc như Sơn La; vùng ĐBSH; vùng Đông Bắc (Lạng Sơn); vùng Nam Trung Bộ (Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Định); vùng Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng); vùng Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu). Trong đó, ĐBSCL là vùng trồng xoài lớn nhất gồm 13 tỉnh, thành, khu vực trồng xoài, chiếm 48% tổng diện tích trồng xoài cả nước, tiếp theo là vùng Đông Nam Bộ với khoảng trên 17.000 ha (chiếm gần 20%) và vùng Trung du MNPB (trọng điểm là Sơn La) với diện tích trên 12.000 ha (chiếm 13%).

    16-49-05_img_0821
    Thứ trưởng Lê Quốc Doanh (giữa) cùng đại diện APHIS trao quyết định của Cục Kiểm dịch Động thực vật Hoa Kỳ cho phép NK xoài Việt Nam

    Bộ giống xoài của nước ta hiện cũng rất đa dạng, với tổng cộng 46 giống xoài. Trong đó, giống trồng thương mại phổ biến gồm xoài cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu, xoài Keo, xoài Hòn, xoài Xiêm núm, xoài Bưởi, xoài Cát bồ, xoài Thanh Ca, xoài Canh Nông, xoài Yên Châu. Xoài cát Hòa Lộc tại ĐBSCL cho trái to (600-700 g/trái), cơm dày, thịt dẻ, không có xơ, hột nhỏ, hương vị ngọt và rất thơm, năng suất trung bình 100kg/cây/năm. Xoài Cát Chu phổ biến ở Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, năng suất trên 400kg/cây/năm và khá ổn định, trọng lượng khoảng 350g/trái, cơm dày, hột nhỏ, không xơ và hương vị rất thơm ngon... Xoài Việt Nam thu hoạch quanh năm, trong đó vụ chính từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm và thu rải trái vụ từ tháng 8 năm trước đến tháng 2 năm sau.

    Đến nay, quả xoài Việt Nam đã được XK sang 40 nước trên thế giới. Trong đó thị trường XK chính là Trung Quốc và thị trường các nước phát triển như Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand... Giống xoài được XK nhiều nhất là xoài cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu, xoài Tượng da xanh, xoài Keo... Mặc dù vậy, sản lượng xoài XK vẫn còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng sản lượng xoài cả nước (chỉ chiếm khoảng 5%, còn lại trên 95% là tiêu thụ trong nước).

    Đến nay, Cục BVTV đã triển khai cấp 99 mã số vùng trồng phía Nam và 6 mã số vùng trồng phía Bắc để XK xoài đi Hàn Quốc, Úc, New Zealand; 120 mã vùng trồng phục vụ XK sang thị trường Trung Quốc. Đây là các diện tích được quản lý ruồi đục quả và côn trùng gây hại khác bằng kỹ thuật bao trái, được kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc BVTV và dư lượng trên sản phẩm XK.

    16-49-05_14-28-36_nh_4_
    Xoài Việt Nam ngày càng rộng đường XK, nhất là thị trường Hoa Kỳ

    Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, những năm qua, XK rau quả của Việt Nam đã có bước tăng trưởng nhảy vọt. Đến năm 2018, XK rau quả đã đạt trên 3,8 tỉ USD, lọt nhóm 5 mặt hàng nông sản của Việt Nam đạt kim ngạch XK trên 3 tỉ USD. Với trái cây, hiện đã được XK tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng quả xoài, đây là cây ăn quả được trồng trải dài từ Bắc và Nam với mùa vụ thu hoạch và bộ giống rất đa dạng. Vì vậy, trái cây nói chung, nhất là xoài sẽ có rất nhiều lợi thế và nhiều dư địa XK trong những năm tới. “Tôi mong muốn nông dân, ngành nông nghiệp các địa phương cũng như các DN tham gia XK quả xoài, tiếp tục nâng cao hơn nữa không chỉ về số lượng mà còn ngày càng cải thiện về mẫu mã và chất lượng, nhất là các yêu cầu về an toàn thực phẩm cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về KDTV nhằm SX và XK quả xoài theo hướng bền vững” – Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị.

    Thứ trưởng Lê Quốc Doanh: Việc quả xoài của Việt Nam chính thức được phép XK sang Hoa Kỳ thực sự là tin vui cho ngành nông nghiệp và bà con nông dân ngay trong những ngày đầu năm mới. Đây tiếp tục là sự kiện khẳng định vị thế của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, đặc biệt là mặt hàng trái cây đã từng bước nâng cao được chất lượng, mẫu mã, đặc biệt là đã đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và điều kiện tiêu chuẩn an toàn thực phẩm rất khắt khe của thị trường rất khó tính là Hoa Kỳ. Điều này sẽ tạo điều kiện tốt cho trái xoài của Việt Nam tiến xa hơn nữa tại các thị trường XK khác trên thế giới.
    Tại buổi lễ, ông Conrad Estrada, Giám đốc vùng của APHIS tại Việt Nam bày tỏ đánh giá cao những nỗ lực của Cục BVTV của Việt Nam trong việc đàm phán, mở cửa các tiêu chuẩn kỹ thuật cho quả xoài tươi của Việt Nam XK sang Hoa Kỳ. Ông cho biết, mặc dù APHIS mới thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam được hơn 1 năm, tuy nhiên cơ quan KDTV giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã có những hoạt động phối hợp, hợp tác hết sức chặt chẽ trong việc thống nhất các điều kiện kỹ thuật cho phép mở cửa các loại trái cây từ hai phía. Ông Conrad Estrada khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, nhất là hỗ trợ kỹ thuật về KDTV để Việt Nam từng bước có thể tự giám sát, triển khai các điều kiện về KDTV theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ.
    LÊ BỀN
    nongnghiep.vn
    Cùng chuyên mục:
    Rau giảm giá theo 'quy luật', sẽ sớm tăng trở lại
    Thứ trưởng Nguyễn Xuân Cường dự và trao giải "Sao Thần nông - Cho mùa vàng bội thu" năm 2015
    Thủ tướng mong muốn phát triển ngành công nghiệp dược liệu Việt Nam
    Khai hội Tịch Điền Đọi Sơn 2017
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát chợ đầu mối Long Biên
  • Góp ý dự thảo văn bản
  • Cây trồng
    • Cây lương thực, thực phẩm
    • Cây công nghiệp, cây ăn quả
    • Cây dược liệu
    • Cây đầu dòng
    • Bảo hộ giống cây trồng
    • Giống được phép SXKD
  • Chất lượng
    • Tiêu chuẩn - Quy chuẩn
    • Phòng Thử Nghiệm
    • Tổ chức chứng nhận
  • Đất nông nghiệp - Môi trường
    • Đất nông nghiệp
      • Đất cây hàng năm
      • Đất trồng lúa
      • Đất cây lâu năm
        • Đất cây công nghiệp lâu năm
        • Đất cây ăn quả lâu năm
      • Chuyển đổi đất trồng lúa
        • Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
        • Chuyển đổi sang phi nông nghiệp
    • Môi trường
  • Thông báo
  • Thông báo thi tuyển công chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Danh sách tổng hợp giống cây trồng được công nhận lưu hành
  • DANH SÁCH TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM DO CỤC TRỒNG TRỌT CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM VÀ CHỈ ĐỊNH HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM ĐẾN NGÀY 01/10/2020
  • Xin ý kiến góp ý Dự thảo TCVN giống cây lương thực có hạt - Sản xuất giống: Lúa lai, Ngô lai, Lúa thuần
  • Xin ý kiến góp ý Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) DUS: Chuối, Cà phê.
  • Danh sách tổng hợp bản tự công bố lưu hành giống cây trồng
  • Giả mạo Cổng thông tin điện tử Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Danh sách các tổ chức thử nghiệm (đến ngày 31.10.2019)
  • Danh sách Tổ chức chứng nhận giống cây trồng (31.10.2019)
  • Danh sách Tổ chức chứng nhận VietGAP
  • Dự thảo góp ý Thông tư Quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt
  • Thông báo các Văn bản quy phạm pháp luật
  • Quyết định số 2952/QĐ-BNN-TT ngày 25/7/2018 về việc công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới ( Ngô lai đường Hi-Brix 53)
  • Quyết định số 1980/QĐ-BNN-TT ngày 30/5/2018 về việc công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới ( Ngô lai Pioneer Brand P4124)
  • Cục Trồng trọt xin ý kiến góp ý dự thảo TCVN
  • Công văn số 351/TT-VP ngày 09/4/2018 về việc thực hiện Hải quan một cửa quốc gia và triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 tại Cục Trồng trọt
  • Xin ý kiến góp ý Dự thảo Luật Trồng trọt
  • ĐBSCL xây dựng bản đồ chuyển đổi cây trồng và lịch thời vụ đối phó trước rủi ro thiên tai
  • Lúa gạo chớp thời cơ thuận lợi vụ thu đông
  • Ngành điều hướng tới nâng cao chất lượng
  • Danh sách tổ chức chứng nhận giống cây trồng đến ngày 6/6/2017
  • Danh sách phòng thử nghiệm giống cây trồng (đến 6.06.2017)
  • Quyết định Công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới cho giống lúa Đài Thơm 8
  • Quyết định Công nhận sản xuất thử cho 02 giống ngô và công nhận chính thức cho 05 giống ngô.
  • Công văn 65/TT-CLT ngày 19/01/2017 gửi Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc về việc chỉ đạo sản xuất vụ Đông xuân 2016-2017
  • Danh sách Tổ chức chứng nhận hợp quy giống cây trồng (Đến ngày 16/01/2017)
  • Hướng dẫn đánh giá phân loại công chức
  • Danh sách Phòng Thử nghiệm giống cây trồng (đến 16.01.2017)
  • Danh sách các phòng thử nghiệm giống cây trồng đến ngày 10.10.2016
  • Danh sách tổ chức chứng nhận giống cây trồng đến ngày 10/10/2016
  • Thông báo số 4908/TB-BNN-VP ngày 15/6/2017 của Bộ NN&PTNT về việc thông báo Kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị Ban Chỉ đạo phát triển điều bền vững năm 2017
  • Danh sách phòng thử nghiệm giống cây trồng (đến 6.06.2017)
  • Cục Trồng trọt kiểm tra tình hình sản xuất vụ Đông xuân 2016-2017 và thăm mô hình “cánh đồng mẫu lớn" giống lúa chất lượng Bắc hương 9 tại Bắc Giang.
  • Giải pháp canh tác cây trồng hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Vụ Đông Xuân 2016 - 2017:Diện tích giảm, năng suất tăng.
  • Đánh giá kết quả duy trì hạt bố mẹ và sản xuất hạt giống lúa lai F1 vụ đông xuân 2016 - 2017
  • Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Cục Trồng trọt tổ chức thành công Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2017 - 2019
  • Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại tỉnh Hòa Bình
  • Thủ tướng mong muốn phát triển ngành công nghiệp dược liệu Việt Nam
  • Sẽ có Đề án sản xuất nông nghiệp hữu cơ
  • Hội thảo Phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế
  • Triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Khai trương "Cổng Dịch vụ công trực tuyến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn"
  • Hội thảo “Phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế"
  • Triển khai dịch vụ công trực tuyến phải có hành động và khởi sắc cụ thể
  • Triển khai kế hoạch Năm cao điểm hành động Vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2017
  • Vụ lúa đông xuân 2016-2017 ở Miền Bắc, một số vấn đề cần lưu ý
  • Khai hội Tịch Điền Đọi Sơn 2017
  • Hội nghị cán bộ công chức, người lao động và Tổng kết công tác năm 2016, triển khai kế hoạch năm 2017 của Cục Trồng trọt
  • Công văn 2399/TT-CLT ngày 23/12/2016 gửi Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc về việc chỉ đạo chăm sóc, thu hoạch vụ Đông 2016 và chuẩn bị sản xuất vụ Đông xuân 2016-2017
  • BẢN ĐỒ ĐẤT VIỆT NAM
    SOIL MAP OF VIET NAM
    Tỉ lệ (Scale) 1:1000000
  • THÔNG TIN HỮU ÍCH
  • Liên kết website
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 148
    Hôm nay: 425
    Tổng lượt truy cập: 11248721
  • Thăm dò ý kiến
  • Bạn thấy nội dung trên Cổng thông tin Cục Trồng Trọt như thế nào?
    Đầy đủ, phong phú
    Tạm được
    Cần bổ sung
    Bình chọn
    Kết quả
Bạn thấy nội dung trên Cổng thông tin Cục Trồng Trọt như thế nào?
Tổng số:1219 phiếu
Đầy đủ, phong phú
72,4
 72,4%
883  phiếu
Tạm được
9
 9%
110  phiếu
Cần bổ sung
18,5
 18,5%
226  phiếu
  • Thông tin
  • Giá vàng Tỉ giá USD
    Thời tiết Chứng khoán
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức - Sự kiện
  • Đất nông nghiệp - Môi trường
  • Dữ liệu CSA
  • Hệ thống văn bản
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ

Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn


© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC TRỒNG TRỌT - Version 2.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt