• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Lịch sử phát triển
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Quy chế làm việc
  • Tin tức - Sự kiện
    • Tin hoạt động
    • Tin tức thị trường
    • Khoa học công nghệ
  • Chỉ đạo sản xuất
    • Tình hình sản xuất
    • Tiến độ sản xuất
    • Văn bản chỉ đạo
  • Dữ liệu trồng trọt
    • Sản xuất
    • Quy hoạch, kế hoạch
    • Sản xuất an toàn
    • Đất nông nghiệp và môi trường
    • Vùng sản xuất tập trung
    • Danh sách tổng hợp bản tự công bố lưu hành giống cây trồng
  • Hợp tác quốc tế
  • Dữ liệu CSA
  • Hệ thống văn bản
    • Luật
    • Pháp lệnh
    • Nghị định
    • Thông tư
    • Quyết định
    • Chỉ thị
    • Công văn
    • Báo cáo
    • Thông báo
    • Văn bản khác
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Thủ tướng dự Hội nghị Tổng kết Ngành Nông nghiệp năm 2021

    Ngày đăng: 29/12/2021
    Lượt xem: 909

    Sáng 29/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự và chỉ đạo Hội nghị Tổng kết Ngành Nông nghiệp năm 2021 và Triển khai Kế hoạch năm 2022.

     
     
     
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự và chỉ đạo Hội nghị Tổng kết Ngành Nông nghiệp năm 2021 và Triển khai Kế hoạch năm 2022.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự và chỉ đạo Hội nghị Tổng kết Ngành Nông nghiệp năm 2021 và Triển khai Kế hoạch năm 2022.

    Ngày 29/12, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị Tổng kết Ngành Nông nghiệp năm 2021 và Triển khai Kế hoạch năm 2022. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp tại điểm cầu chính Hà Nội và trực tuyến tới nhiều đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT. Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự và chỉ đạo Hội nghị.

    Nội dung dự kiến của hội nghị sáng 29/12 xoay quanh tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành, một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong thời gian tới và giải quyết các kiến nghị, đề xuất của ngành trong thời gian tới.

    Năm 2021, ngành nông nghiệp đạt nhiều thành tựu quan trọng. Nổi bật là: giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt khoảng 48,6 tỷ USD, vượt xa mục tiêu 42 tỷ USD mà Chính phủ đưa ra; tổng sản lượng lương thực đạt gần 44 triệu tấn.

     
    Hình ảnh các đầu cầu tham gia hội nghị.

    Hình ảnh các đầu cầu tham gia hội nghị.

    Giá trị gia tăng toàn ngành nông nghiệp năm 2021 ước tăng khoảng 2,85 - 2,9%, trong đó nông nghiệp tăng trên 3,18%, lâm nghiệp tăng trên 3,85%, thủy sản tăng trên 1,85%; tỷ lệ che phủ rừng 42,02%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới 68,2%.

    Trong giai đoạn tới, định hướng ngành nông nghiệp có nhiều điều mới, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tích hợp đa giá trị và phát triển xanh.

     Tất cảTổng thuật

    Mới nhất

    Cũ nhất

    10h00

    Ngành gỗ nêu 4 kiến nghị để phát huy hơn nữa giá trị gia tăng

     
    go

    Ngành gỗ đạt kim ngạch 15,87 tỷ USD trong năm 2021. Ảnh minh họa: VGP.

    Ông Cao Chí Công, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, có những tháng trong Quý III/2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, Bộ NN-PTNT, ngành gỗ tăng trưởng mạnh trong Quý IV, đạt kim ngạch 15,87 tỷ USD trong năm 2021.

    Theo ông Công, ngành gỗ hiện gặp 3 khó khăn chính. Một, là giá cước vận chuyển tăng cao, đặc biệt là vấn đề thiếu container rỗng. Hai, là chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí phòng chống dịch bệnh, đảm bảo “3 tại chỗ” khiến chi phí sản xuất tăng trung bình 15-20%. Ba, là tình trạng thiếu lao động ở các trung tâm chế biến do công nhân về quê, hoặc chuyển ngành nghề.

    Nhằm phát huy hơn nữa giá trị gia tăng của ngành gỗ, ông Công kiến nghị 4 vấn đề. Thứ nhất, Chính phủ, Bộ Y tế tạo điều kiện cho ngành gỗ được tiêm vacxin Covid-19, vật tư y tế với chi phí hợp lý và sớm nhất. Thứ hai, UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan kiểm tra, kiểm soát vấn đề nhập khẩu gỗ vào Việt Nam, tránh tình trạng nhập khẩu trái phép.

    Thứ ba, Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải có chính sách hỗ trợ việc vận chuyển, hàng hóa. Thứ tư, Bộ Ngoại giao chú trọng vào thị trường Mỹ, EU, Anh để thông tin kịp thời thông tin, chính sách, cảnh báo rủi ro cho các doanh nghiệp trong nước.

     

    9h20

    Đồng Tháp duy trì chuỗi cung ứng, phát triển nông nghiệp tuần hoàn

     
    Pham_Thien_Nghia_-_1_copy

    Theo ông Phạm Thiện Nghĩa (ảnh), Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, tỉnh là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 trong năm 2021, tuy nhiên vẫn tích cực duy trì chuỗi cung ứng lương thực. Các ngành hàng như gạo, trái cây, chăn nuôi, thủy sản tiếp tục duy trì được thế mạnh vùng, được tỉnh chủ trương thay đổi phát triển theo chuỗi, đạt kết quả tốt.

    Năm vừa qua, Đồng Tháp duy trì xuất khẩu nông sản đạt 1,1 tỷ USD, tăng trưởng đạt hơn 3%. Tỉnh cũng phát triển các mô hình nông nghiệp gắn với nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn, ứng phó biến đổi khí hậu, ứng dụng và nhân rộng ra các địa phương, tạo sự lan tỏa giữa các HTX và Hội quán.

    Đến nay, Đồng Tháp đạt 97/115 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (NTM), 3 thành phố và 1 huyện hiện đang nhận hồ sơ, 3 huyện phấn đấu năm 2024 hoàn thiện hồ sơ chứng nhận. Thời gian qua, tỉnh đã tích cực phát triển các sản phẩm OCOP, đạt 300 sản phẩm, trong đó năm nay đã có thêm 104 sản phẩm được công nhận.

    Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và dịch bệnh diễn biến phức tạp, thu nhập của người dân tỉnh Đồng Tháp còn thiếu bền vững. Tỉnh đề nghị Bộ NN-PTNT nghiên cứu tham mưu cơ chế đầu tư nông nghiệp hữu cơ và kinh tế tuần hoàn; ưu tiên phát triển năng lượng sạch cho tỉnh và địa phương để giảm diện tích đất sản xuất sử dụng hóa chất; có chính sách cụ thể cho ng trồng lúa đảm bảo an ninh lương thực, phân bổ chi tiêu phải dựa trên sản lượng lúa hằng năm; sớm ban hành khung pháp lý xử phạt mạo danh mã vùng, đảm bảo quyền lợi cho các bên về truy xuất nguồn gốc.

    Với Bộ Quy hoạch Đầu tư, tỉnh kiến nghị Bộ chỉ đạo Tổng cục Thống kê thống nhất tính toán thống kê giữa ngành nông nghiệp và các thống kê địa phương, bổ sung thu nhập doanh nghiệp, làm cơ sở nghiên cứu kinh tế nông nghiệp địa phương; mong Bộ quan tâm hơn về vấn đề tập trung bảo quản và logistics.

     

    9h10

    Đồng Nai huy động mọi nguồn lực xây dựng NTM

     
    ntm-dong-nai

    Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi, từ năm 2010, tỉnh Đồng Nai bắt đầu xây dựng NTM, đến năm 2019 đã hoàn thành và tiếp tục triển khai chương trình xây dựng NTM nâng cao, đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% xã sẽ đạt NTM nâng cao.

    “Cùng nỗ lực để huy động mọi nguồn lực phát triển, xây dựng NTM, tính đến năm 2021, tỉnh Đồng Nai đã có 61/120 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Thu nhập bình quân của người nông dân đạt 61 triệu đồng/năm. Tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 0,09%”, ông Võ Văn Phi thông tin.

    Bên cạnh đó, Đồng Nai đã xác định phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung cây trồng, vật nuôi chủ lực với năng lực cạnh tranh thị trường cao.

    Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Chính phủ sớm có biện pháp tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu nông sản. Đồng thời kiến nghị Bộ NN-PTNT phối hợp Bộ TN-MT tháo gỡ vướng mắc trong quản lý đất nông lâm trường.

     

    9h00

    Bình Định: Chuyển từ 3 vụ lúa bấp bênh sang 2 vụ ăn chắc

     
    trong lua

    Bình Định tập trung vào chính sách hỗ trợ từ 3 vụ lúa bấp bênh sang 2 vụ ăn chắc (Ảnh minh họa).

    “Bình Định đang phải đối mặt bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò. Cuối tháng 11, tỉnh hứng chịu mưa lũ lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, với vai trò bệ đỡ của ngành nông nghiệp, Bình Định trong năm 2021 cơ bản hoàn thành chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội. Trong 19 chỉ tiêu, có 15 chỉ tiêu đạt và vượt. Thu ngân sách hơn 3.000 tỷ đồng, vượt 2.000 tỷ đồng so với chỉ tiêu đặt ra”, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long cho biết.

    Lãnh đạo tỉnh Bình Định cho biết ngành nông nghiệp tỉnh đạt tăng trưởng 2,9%, các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi đều tăng trưởng dương. Bình Định tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp với phương châm phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới.

    Cụ thể, trong lĩnh vực trồng trọt, Bình Định tập trung vào cây trồng có thế mạnh như lúa, lạc, các loại rau. Đầu tư hạ tầng, nâng cấp hồ chứa, kênh mương thủy lợi. Tỉnh cũng tập trung vào chính sách hỗ trợ từ 3 vụ lúa bấp bênh sang 2 vụ ăn chắc.

    “Với đặc thù thường xuyên có mưa bão, thiên tai, Bình Định thấy rằng hướng đi chuyển từ 3 vụ lúa bấp bênh sang 2 vụ ăn chắc là rất đúng đắn, tăng giá trị sản xuất”, ông Long nói.

    Người đứng đầu chính quyền tỉnh Bình Định cho biết hiện địa phương có 266 cánh đồng mẫu lớn về cây lúa. Tỉnh cũng cùng nông dân tổ chức liên kết sản xuất giống lúa, rau đạt chuẩn VietGAP.

    Điểm sáng trong lĩnh vực chăn nuôi của Bình Định thời gian qua là phát triển đàn bò có 300.000 con, trong đó 89% bò lai, cung cấp giống cho cả nước. Thương hiệu Bò Việt chất lượng cao của Bình Định được Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ KHCN công nhận. Ngoài ra, địa phương duyên hải Nam Trung bộ này còn có 13 doanh nghiệp sở hữu lợn giống ông bà cụ kỵ có chất lượng, cung cấp cho cả nước. Xuất khẩu gia cầm đạt 100 triệu con.

    Về trồng rừng, chế biến gỗ, Bình Định hiện là trung tâm lớn sau Đồng Nai, Bình Dương. Xuất khẩu gỗ đạt 800 triệu USD, tỉnh đang có đề án phát triển 6.000ha trồng rừng gỗ lớn. Cuối 2025, Bình Định phấn đấu có 10.000ha cây gỗ lớn.

    Trong lĩnh vực thủy hải sản, Bình Định có lượng tàu chỉ sau Kiên Giang, Quảng Ngãi với 6.200 tàu, hơn 3.000 tàu đánh bắt xa bờ. Nổi bật về sản lượng có hơn 3.000 tấn cá ngừ đại dương. Ngư dân Bình Định còn kết hợp với doanh nghiệp Nhật Bản về đánh bắt, chế biến cá ngừ đại dương xuất khẩu. Ông Nguyễn Phi Long kiến nghị Bộ NN-PTNT có chính sách hỗ trợ với các hộ chăn nuôi có trâu bò bị bệnh viêm da nổi cục.

    “Chính sách hỗ trợ cho hộ chăn nuôi có trâu bò chết đã có, song các hộ khác cũng bị thiệt hại. Do đó, tỉnh rất mong Bộ NN-PTNT sớm tham mưu Chính phủ để hỗ trợ cho nông dân. Trong năm 2021, tỉnh có 22.000 con trâu bò bị bệnh viêm da nổi cục, trong đó có 3.000 trâu bò bị chết”.

    Ngoài ra, tỉnh Bình Định còn kiến nghị có chính sách hỗ trợ đầu tư trồng rừng gỗ lớn do đặc thù mưa bão nhiều, nhà đầu tư e ngại.

    Đối với thế mạnh đánh bắt thủy sản, tỉnh đề nghị Bộ NN-PTNT xem xét quy hoạch, nâng cấp cảng cá Tam Quan lên loại 1, giúp truy xuất nguồn gốc, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Liên quan tới bão lũ, tỉnh cũng đề nghị Bộ NN-PTNT xem xét thêm việc nâng cấp các hồ chứa. Bão lũ lớn nên vấn đề cắt lũ cho hạ du rất quan trọng. Theo đó, tỉnh kiến nghị nâng cấp hồ Định Bình lên thêm 40 triệu m3, từ đó đảm bảo nước tưới và cắt lũ, tránh ngập úng cho hạ du.

     

    8h45

    Nghệ An vẫn đảm bảo tăng trưởng đặc biệt trong ngành nông nghiệp

     
    Nhập chú thích ảnh

    Sản xuất rau sạch công nghệ cao tại xã Quỳnh Liên - thị xã Hoàng Mai.

    UBND tỉnh Nghệ An, ông Hoàng Nghĩa Hiếu cho biết, thời gian qua dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng Nghệ An vẫn đảm bảo tăng trưởng đặc biệt trong ngành nông nghiệp, đạt hơn 5,8% so với năm 2020.

    Tỉnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phù hợp với tiềm năng vùng, tích cực và quyết liệt kìm tỏa sự lây lan dịch bệnh từ tỉnh đến cơ sở. Từ chăn nuôi nhỏ lẻ, tỉnh chuyển sang tập trung quy mô lớn, chủ động kiểm soát dịch bệnh lây lan trên vật nuôi như dịch tả lợn Châu Phi, bệnh viêm da nổi cục.

    Về thủy sản, Nghệ An đã chỉ đạo chuyển đổi, nâng cao diện tích nuôi, tập trung tàu thuyền đánh bắt xa bờ, tuân thủ các quy định về IUU, tăng trưởng đạt 7,5% so với năm 2020.

    Là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước (964.000 ha, đạt 58,5%), Nghệ An đã thành lập khu lâm nghiệp công nghệ cao, tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển ngành lâm nghiệp, đảm bảo đời sống nhân dân.

    Về chế biến lương thực thực phẩm, tỉnh đã phối hợp với Bộ NN-PTNT và các đơn vị để tổ chức và tham gia các diễn đàn xúc tiến, đồng thời chú trọng chế biến sâu, được các nhà máy địa bàn tiêu thụ đầy đủ.

    Nhân dịp này, tỉnh Nghệ An chia sẻ một số đề xuất, nguyện vọng: Đề nghị Bộ NN-PTNT sớm phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia; phân bố các nguồn kinh phí, có chính sách hỗ trợ sớm ngay từ đầu năm để các địa phương có cơ sở triển khai sớm; nhấn mạnh tầm quan trọng của nông thôn, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, có hướng thị trường mở rộng.

     

    8h35

    Năm khó khăn, nông nghiệp Hải Dương vẫn tăng trưởng 6,9%

     
    Nhập chú thích ảnh

    Sản xuất nông nghiệp là điểm sáng của tỉnh Hải Dương trong năm 2021.

    Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng cho biết, tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp với các sản phẩm nông sản phong phú. Nhiều sản phẩm nông sản địa phương không chỉ cung ứng cho thị trường nội địa mà còn được xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới, điển hình như như Hoa Kỳ, châu Âu...

    “Hải Dương đã xác định tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi gắn với xây dựng NTM với các trụ cột: nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ…”, ông Triệu Thế Hùng cho hay.

    Thời gian qua, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới kinh tế - xã hội của tỉnh là không hề nhỏ, tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, sản xuất nông nghiệp là điểm sáng của địa phương trong năm 2021 với mức tăng trưởng cao: 6,9%, đặc biệt sản xuất vụ đông năm 2021 đạt mức tăng trưởng 8,7%.

    “Với việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số, vừa qua, Hải Dương đã đưa hơn 300 sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, thu về 1.400 tỷ đồng”, ông Hùng thông tin.

    Công tác xây dựng NTM năm 2021 của Hải Dương đã tạo bứt phá cho việc cải thiện môi trường nông thôn, nông nghiệp, nông dân. Năm 2021, Hải Dương có 178/178 xã đạt chuẩn NTM, 12/12 huyện đạt chuẩn NTM.

    Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương kiến nghị Chính phủ ban hành những cơ chế chính sách để hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển ngành nông nghiệp trong điều kiện mới, thích ứng linh hoạt với dịch bệnh. Bên cạnh đó, ông Triệu Thế Hùng kiến nghị cần tháo gỡ, đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, sản xuất tập trung gắn với cơ giới hóa, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho công nghiệp trong nông nghiệp.

    “Hiện nay, tỉnh Hải Dương đang phải chịu áp lực rất lớn bởi thiên tai, biến đổi khí hậu, hệ thống đê điều của tỉnh đang bị xuống cấp. Thời gian tới, Hải Dương rất mong muốn được hỗ trợ nguồn lực để bảo vệ hệ thống đê và khắc phục tình trạng ô nhiễm sông”, ông Triệu Thế Hùng kiến nghị.

    8h25

    Lai Châu đứng tốp đầu cả nước về tốc độ phát triển nông nghiệp

     
    z3063021165930_0678dbc98118e14086f45b8f853e6153

    Ông Trần Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, phát biểu tại đầu cầu UBND tỉnh Lai Châu.

    Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, ông Trần Tiến Dũng cho biết, tỉnh đã ban hành nhiều đề án về sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển những mặt hàng nông, lâm, thủy sản đăc thù, đặc hữu, dựa trên nguồn lực của tỉnh. Vừa qua, cùng sự phối hợp với Bộ NN-PTNT, tỉnh Lai Châu đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư.

    Hiện tốc độ phát triển nông nghiệp Lai Châu đứng tốp đầu của đất nước, vào khoảng 5%. Trong đó, tỉnh có những mặt hàng chủ lực như chè, quế, và đặc biệt là mắc ca. Thời gian tới, tỉnh sẽ phát triển thêm chăn nuôi đại gia súc, và phát triển kinh tế dưới tán rừng như sâm Lai Châu, hoa địa lan. Lai Châu là địa phương có thế mạnh về tỷ lệ che phủ rừng, khoảng hơn 51%, cao hơn mức trung bình chung cả nước (42%).

     
    Mắc ca là một trong những mặt hàng chủ lực của tỉnh Lai Châu.

    Mắc ca là một trong những mặt hàng chủ lực của tỉnh Lai Châu.

    Về phát triển nông thôn mới, tỉnh định hướng phát triển gắn với du lịch và đã hình thành một số bản văn hóa như Sin Suối Hồ.

    Để thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuẩn hóa gắn với chế biến sâu nông, lâm, thủy sản, tháo gỡ ùn tắc tại cửa khẩu, tỉnh Lai Châu kiến nghị một số nội dung:

    Một, là kiến nghị Thủ tướng ban hành Đề án phát triển cây mắc ca, bởi đây là cây lâm nghiệp đa mục đích, rất phù hợp với thổ nhưỡng Lai Châu.

    Hai, là kiến nghị Bộ NN-PTNT ban hành các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới.

    Ba, là kiến nghị xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển rừng, đặc biệt là kinh tế dưới tán rừng.

    Bốn, là kiến nghị hỗ trợ tỉnh phát triển các trung tâm giống, các công nghệ, kỹ thuật, quy trình canh tác. "Với riêng Lai Châu, là sản phẩm sâm Lai Châu thuộc nhóm IIA, đảm bảo đủ chất lượng sản xuất trên quy mô lớn", ông Trần Tiến Dũng thông tin tại hội nghị.

     

    8h00

     

     
    z3062898989899_73c7c6783f0ee0537f3c145e16810bb8

    Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu khai mạc hội nghị.

    Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến giới thiệu, tại điểm cầu chính ở trụ sở Bộ NN-PTNT có Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Thị Nga.

    Tại các điểm cầu trực tuyến, có sự tham dự của Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu Giàng Páo Mỷ, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải.

    Bạn đang đọc bài viết Thủ tướng dự Hội nghị Tổng kết Ngành Nông nghiệp năm 2021 tại chuyên mục Thời sự của Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư baonongnghiepdientu@gmail.com hoặc số điện thoại, Viber: 0369024447.

    Nhóm PV

    nongnghiep.vn
    Cùng chuyên mục:
    Rau giảm giá theo 'quy luật', sẽ sớm tăng trở lại
  • Góp ý dự thảo văn bản
  • Cây trồng
    • Cây lương thực, thực phẩm
    • Cây công nghiệp, cây ăn quả
    • Cây dược liệu
    • Cây đầu dòng
    • Bảo hộ giống cây trồng
    • Giống được phép SXKD
  • Chất lượng
    • Tiêu chuẩn - Quy chuẩn
    • Phòng Thử Nghiệm
    • Tổ chức chứng nhận
  • Đất nông nghiệp - Môi trường
    • Đất nông nghiệp
      • Đất cây hàng năm
      • Đất trồng lúa
      • Đất cây lâu năm
        • Đất cây công nghiệp lâu năm
        • Đất cây ăn quả lâu năm
      • Chuyển đổi đất trồng lúa
        • Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
        • Chuyển đổi sang phi nông nghiệp
    • Môi trường
  • Thông báo
  • Thông báo số 690/TB-TT-CLT ngày 07/07/2021 của Cục Trồng trọt về việc cấp chứng nhận chủng loại gạo thơm vào Vương quốc Anh và Bắc Ai-len được hưởng ưu đãi hạn ngạch thuế quan theo Hiệp định Thương mại tựdo giữa nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) trước khi có Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số103/2020/NĐ-CPngày 04/9/2020 của Chính phủ ban hành
  • Thông báo thi tuyển công chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Danh sách tổng hợp giống cây trồng được công nhận lưu hành
  • DANH SÁCH TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM DO CỤC TRỒNG TRỌT CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM VÀ CHỈ ĐỊNH HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM ĐẾN NGÀY 01/10/2020
  • Xin ý kiến góp ý Dự thảo TCVN giống cây lương thực có hạt - Sản xuất giống: Lúa lai, Ngô lai, Lúa thuần
  • Xin ý kiến góp ý Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) DUS: Chuối, Cà phê.
  • Danh sách tổng hợp bản tự công bố lưu hành giống cây trồng
  • Giả mạo Cổng thông tin điện tử Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Danh sách các tổ chức thử nghiệm (đến ngày 31.10.2019)
  • Danh sách Tổ chức chứng nhận giống cây trồng (31.10.2019)
  • Danh sách Tổ chức chứng nhận VietGAP
  • Dự thảo góp ý Thông tư Quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt
  • Thông báo các Văn bản quy phạm pháp luật
  • Quyết định số 2952/QĐ-BNN-TT ngày 25/7/2018 về việc công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới ( Ngô lai đường Hi-Brix 53)
  • Quyết định số 1980/QĐ-BNN-TT ngày 30/5/2018 về việc công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới ( Ngô lai Pioneer Brand P4124)
  • Cục Trồng trọt xin ý kiến góp ý dự thảo TCVN
  • Công văn số 351/TT-VP ngày 09/4/2018 về việc thực hiện Hải quan một cửa quốc gia và triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 tại Cục Trồng trọt
  • Xin ý kiến góp ý Dự thảo Luật Trồng trọt
  • ĐBSCL xây dựng bản đồ chuyển đổi cây trồng và lịch thời vụ đối phó trước rủi ro thiên tai
  • Lúa gạo chớp thời cơ thuận lợi vụ thu đông
  • Ngành điều hướng tới nâng cao chất lượng
  • Danh sách tổ chức chứng nhận giống cây trồng đến ngày 6/6/2017
  • Danh sách phòng thử nghiệm giống cây trồng (đến 6.06.2017)
  • Quyết định Công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới cho giống lúa Đài Thơm 8
  • Quyết định Công nhận sản xuất thử cho 02 giống ngô và công nhận chính thức cho 05 giống ngô.
  • Công văn 65/TT-CLT ngày 19/01/2017 gửi Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc về việc chỉ đạo sản xuất vụ Đông xuân 2016-2017
  • Danh sách Tổ chức chứng nhận hợp quy giống cây trồng (Đến ngày 16/01/2017)
  • Hướng dẫn đánh giá phân loại công chức
  • Danh sách Phòng Thử nghiệm giống cây trồng (đến 16.01.2017)
  • Danh sách các phòng thử nghiệm giống cây trồng đến ngày 10.10.2016
  • Danh sách tổ chức chứng nhận giống cây trồng đến ngày 10/10/2016
  • Thông báo số 4908/TB-BNN-VP ngày 15/6/2017 của Bộ NN&PTNT về việc thông báo Kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị Ban Chỉ đạo phát triển điều bền vững năm 2017
  • Danh sách phòng thử nghiệm giống cây trồng (đến 6.06.2017)
  • Cục Trồng trọt kiểm tra tình hình sản xuất vụ Đông xuân 2016-2017 và thăm mô hình “cánh đồng mẫu lớn" giống lúa chất lượng Bắc hương 9 tại Bắc Giang.
  • Giải pháp canh tác cây trồng hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Vụ Đông Xuân 2016 - 2017:Diện tích giảm, năng suất tăng.
  • Đánh giá kết quả duy trì hạt bố mẹ và sản xuất hạt giống lúa lai F1 vụ đông xuân 2016 - 2017
  • Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Cục Trồng trọt tổ chức thành công Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2017 - 2019
  • Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại tỉnh Hòa Bình
  • Thủ tướng mong muốn phát triển ngành công nghiệp dược liệu Việt Nam
  • Sẽ có Đề án sản xuất nông nghiệp hữu cơ
  • Hội thảo Phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế
  • Triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Khai trương "Cổng Dịch vụ công trực tuyến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn"
  • Hội thảo “Phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế"
  • Triển khai dịch vụ công trực tuyến phải có hành động và khởi sắc cụ thể
  • Triển khai kế hoạch Năm cao điểm hành động Vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2017
  • Vụ lúa đông xuân 2016-2017 ở Miền Bắc, một số vấn đề cần lưu ý
  • Khai hội Tịch Điền Đọi Sơn 2017
  • Hội nghị cán bộ công chức, người lao động và Tổng kết công tác năm 2016, triển khai kế hoạch năm 2017 của Cục Trồng trọt
  • Công văn 2399/TT-CLT ngày 23/12/2016 gửi Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc về việc chỉ đạo chăm sóc, thu hoạch vụ Đông 2016 và chuẩn bị sản xuất vụ Đông xuân 2016-2017
  • BẢN ĐỒ ĐẤT VIỆT NAM
    SOIL MAP OF VIET NAM
    Tỉ lệ (Scale) 1:1000000
  • THÔNG TIN HỮU ÍCH
  • Liên kết website
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 196
    Hôm nay: 846
    Tổng lượt truy cập: 13079914
  • Thăm dò ý kiến
  • Bạn thấy nội dung trên Cổng thông tin Cục Trồng Trọt như thế nào?
    Đầy đủ, phong phú
    Tạm được
    Cần bổ sung
    Bình chọn
    Kết quả
Bạn thấy nội dung trên Cổng thông tin Cục Trồng Trọt như thế nào?
Tổng số:1405 phiếu
Đầy đủ, phong phú
63,1
 63,1%
886  phiếu
Tạm được
8
 8%
113  phiếu
Cần bổ sung
28,9
 28,9%
406  phiếu
  • Thông tin
  • Giá vàng Tỉ giá USD
    Thời tiết Chứng khoán
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức - Sự kiện
  • Đất nông nghiệp - Môi trường
  • Dữ liệu CSA
  • Hệ thống văn bản
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ

Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn


© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC TRỒNG TRỌT - Version 2.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt