• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Lịch sử phát triển
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Quy chế làm việc
  • Tin tức - Sự kiện
    • Tin hoạt động
    • Tin tức thị trường
    • Khoa học công nghệ
  • Chỉ đạo sản xuất
    • Tình hình sản xuất
    • Tiến độ sản xuất
    • Văn bản chỉ đạo
  • Dữ liệu trồng trọt
    • Sản xuất
    • Quy hoạch, kế hoạch
    • Sản xuất an toàn
    • Đất nông nghiệp và môi trường
    • Vùng sản xuất tập trung
    • Danh sách tổng hợp bản tự công bố lưu hành giống cây trồng
  • Hợp tác quốc tế
  • Dữ liệu CSA
  • Hệ thống văn bản
    • Luật
    • Pháp lệnh
    • Nghị định
    • Thông tư
    • Quyết định
    • Chỉ thị
    • Công văn
    • Báo cáo
    • Thông báo
    • Văn bản khác
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Nông dân được hỗ trợ 20kg thóc/sào/năm nếu 'nhả' ruộng

    Ngày đăng: 11/02/2023
    Lượt xem: 160

    Ngoài số tiền các hộ đại điền chi trả hằng năm, các hộ cho thuê, mượn ruộng để tập trung đất đai còn được tỉnh Thái Bình hỗ trợ 20.000 đồng/sào/năm.

     
     
     
     

    Bộ trưởng Lê Minh Hoan thăm Hội Đại điền Thái Bình

    Cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã có chuyến "du xuân" làng quê tại các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Bình để khảo sát thực tiễn sản xuất nông nghiệp và không gian kinh tế nông thôn, trong đó có Hội Đại điền tỉnh Thái Bình - nơi có những nông dân đi guốc, đi giày cấy hàng chục hecta lúa mà Báo Nông nghiệp Việt Nam đã chia sẻ ở loạt bài “Đại điền: Ngoài kia gió đang thổi”.

    DSC07249

    Ông Đặng Tất Tuân - đại điền chủ ở huyện Đông Hưng, Thái Bình giới thiệu khay mạ giống Đài Thơm 8 cho Bộ trưởng Lê Minh Hoan và đoàn công tác của Bộ NN-PTNT. Ảnh: Minh Phúc.

    Biết Bộ trưởng đến thăm, ông Đặng Tất Tuân - Phó Chủ tịch Hội Đại điền Thái Bình, chủ cơ sở sản xuất máy gieo mạ khay (tại xã Phú Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) rất mừng. Trong 3 năm trở lại đây, gia đình ông tích tụ được 35 mẫu ruộng (tương đương hơn 13ha) theo hình thức thuê, mượn đất của các hộ không có nhu cầu canh tác lúa.

    Vụ đông xuân năm nay, ông Tuân mở rộng diện tích gieo mạ khay lên hàng nghìn mét vuông để phục vụ cấy hơn 100ha cho các hộ dân địa phương và một số huyện ven biển. Mô hình “dịch vụ trọn gói” này ngày càng phát triển. Bởi nếu người dân tự đầu tư mua giống, gieo mạ và cấy lúa thì chi phí hết khoảng 400.000 đồng/sào. Trong khi đó, nếu hợp đồng với ông Tuân, bà con chỉ cần trả 270.000 đồng/sào là có thể nhận ruộng đã cấy lúa và không phải làm gì.

    DSC07259

    Vụ đông xuân 2022 - 2023, cơ sở của ông Tuân cung cấp dịch vụ cấy lúa cho hơn 100ha lúa trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Ảnh: Minh Phúc.

    Khâu độc hại nhất trong canh tác nông nghiệp là phun thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu cũng được giải quyết nhờ ứng dụng thiết bị máy bay không người lái. Trước đây, nông dân đeo bình phun thuốc trên lưng rồi lội ruộng bơm thuốc, chi phí hết khoảng 50.000 đồng/lần. Ngày nay, chủ ruộng chỉ cần trả 18.000 đồng/sào để tổ dịch vụ làm thay việc đó.

    Nhưng, quan trọng hơn là tổ dịch vụ lựa chọn giống lúa có bản quyền chất lượng cao, sản xuất đồng giống, đồng thời điểm gieo cấy và quy trình canh tác, kiểm soát sâu bệnh hại tốt hơn. Đây là điều kiện để tạo ra sản phẩm đồng đều về chất lượng, mẫu mã.

    Hiện nay, Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) đã ký kết bao tiêu sản phẩm 300ha lúa Đài Thơm 8 tại các huyện Đông Hưng, Vũ Thư. Nếu mô hình này được nhân rộng, hiệu quả từ trồng lúa sẽ được nâng lên.

    DSC07279

    Tổ dịch vụ luôn cung cấp mạ sản xuất từ giống lúa bản quyền, đảm bảo chất lượng tốt. Trong trường hợp xảy ra thiệt hại do giống gây ra, đơn vị cung cấp giống sẽ phải bồi thường. Ảnh: Minh Phúc.

    Ông Đặng Tất Tuân là người đầu tiên chế tạo thành công máy gieo hạt mạ khay với công suất 700 khay/giờ, tương đương với cấy được 10 mẫu ruộng. Mỗi năm, ông cung cấp khoảng 40 - 50 máy gieo mạ khay cho người có nhu cầu sử dụng trong và ngoài tỉnh Thái Bình với giá khoảng 19 triệu đồng. Ngôi nhà của ông cũng là nơi 200 thành viên của Hội Đại điền tụ tập mỗi năm hai lần để giao lưu, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm.

    “Bây giờ, điền chủ nào cũng sắm máy cày, máy bừa, máy cấy, máy phun thuốc trừ sâu, máy gặt và lò sấy lúa”, ông Tuân chia sẻ.

    Hỗ trợ cả điền chủ và người cho thuê ruộng

     

    Ông Đinh Vĩnh Thụy - Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình cho biết, xu thế phát triển nông nghiệp ở Thái Bình hiện nay đang dần định hình theo 3 hướng. Thứ nhất, một bộ phận lao động nông nghiệp chuyển sang khu vực khác. Họ không cấy lúa nữa nên nhượng lại cho người khác, cho thuê hoặc cho mượn. Ngoài ra, cũng có trường hợp không canh tác nhưng cũng không cho người khác thuê, mượn, để cỏ mọc hoang.

    Xu hướng thứ hai là những hộ thu gom ruộng của người không có nhu cầu gieo cấy để hình thành hộ đại điền. Theo thống kê, đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Thái Bình có trên 1.700 hộ có diện tích canh tác từ 2ha trở lên. Trong đó hộ có diện tích lớn nhất là bà Trần Thị Lanh (70ha) - Trưởng thôn Giáo Nghĩa (xã Bình Minh, huyện Kiến Xương, Thái Bình).

    DSC07203

    Ông Đinh Vĩnh Thụy - Giám đốc Sở NN-PTNT Thái Bình (bên phải) chia sẻ với Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan (bên trái) về giải pháp đẩy mạnh tích tụ ruộng đất trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Minh Phúc.

    Xu hướng thứ ba cũng bắt đầu xuất hiện, đó là một số hộ đại điền gom đất vào để hình thành nên hợp tác xã, như HTX Sản xuất kinh doanh nông sản Quang Lanh có hơn 10 thành viên góp đất để tập trung 100ha canh tác lúa.

    Hội Đại điền đã thành lập nhóm Zalo và kết nối cùng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật của tỉnh để trao đổi, cung cấp các thông tin về vật tư đầu vào, tình hình thời tiết, kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc, bảo vệ và trao đổi thị trường đầu ra.

    “Nhận biết được xu thế đó, tỉnh Thái Bình đang đẩy mạnh các giải pháp để khuyến khích thành lập các HXT theo hình thức tự nguyện, bởi đây mới là mô hình thực chất, mang lại hiệu quả cao. Nó cũng giống với mô hình Hội quán ở tỉnh Đồng Tháp”, ông Thụy chia sẻ.

    Về cơ chế hỗ trợ tập trung ruộng đất, đối với các hộ có ruộng nhưng không gieo cấy, nếu cho người khác thuê lại để sản xuất nông nghiệp sẽ được tỉnh hỗ trợ 20kg thóc/sào/năm từ nguồn ngân sách tỉnh.

    Thứ hai, những xã đứng lên vận động tuyên truyền người dân để tập trung đất đai, tỉnh cũng sẽ hỗ trợ 20 triệu đồng/ha để chi phí giấy mực, tổ chức các cuộc họp.

    Bên cạnh đó, trên cơ sở hình thành các tổ nhóm, tỉnh Thái Bình có cơ chế hỗ trợ 50% chi phí đầu tư máy sấy và máy cấy (nhưng không quá 40 triệu đồng/máy). Bởi thực tế, rất nhiều hộ cấy hàng chục hecta lúa, nếu không có máy sấy, máy cấy thì rất khó khăn sau khi thu hoạch.

    Nhờ những cơ chế hỗ trợ trên, tỷ lệ diện tích áp dụng cơ giới hoá bằng máy cấy ngày càng tăng lên. Điển hình như ở huyện Đông Hưng, diện tích cấy bằng máy hiện nay đạt 40%. Còn xét trên phạm vi toàn tỉnh, tỷ lệ cấy bằng máy đã đạt 18%.

    “Khi các hợp tác xã kiểu mới hình thành ngày càng nhiều, tỉnh Thái Bình sẽ bám sát để hỗ trợ các tổ chức của nông dân từ quản trị sản xuất, kinh doanh, cơ sở hạ tầng, tập huấn marketting sản phẩm và đào tạo nguồn nhân lực... Chỉ có như vậy mới đưa nền nông nghiệp tỉnh Thái Bình phát triển được”, ông Thụy nói.

    DSC06971

    Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan (bên phải) thăm xưởng sản xuất sản phẩm đan từ cói, lục bình của Công ty TNHH Đổi Mới (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình). Ảnh: Minh Phúc.

    Sáng 11/2, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã khảo sát vùng nguyên liệu cói tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn (Thanh Hoá) và thăm hỏi các hộ dân sản xuất cói tại xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn (Ninh Bình).

    Qua đôi bàn tay khéo léo của con người, những nguyên liệu tự nhiên như cói, lục bình, bèo nước đã biến thành những sản phẩm tiêu dùng (chiếu, thảm, túi sách, thùng…), sản phẩm trang trí nội thất rất giá trị, mang lại thu nhập ổn định cho người lao động (chủ yếu là người già) từ 100.000 - 200.000 đồng/ngày.

    Ông Đoàn Lan - Giám đốc Công ty TNHH Đổi Mới, chuyên thu gom sản phẩm làm từ cói, lục bình tại huyện Kim Sơn (Ninh Bình) chia sẻ: Hiện nay sản phẩm đã được xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu và Trung Quốc với giá trị khoảng 4,5 triệu USD/năm và giải quyết việc làm cho khoảng 20.000 lao động.

    Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ, nước ta hiện có rất nhiều doanh nghiệp, HTX mây, tre, cói đan đang hoạt động hiệu quả nhờ tận dụng được nguồn nguyên liệu tự nhiên sẵn có. Do đó, cần vận động thành lập một Hiệp hội làng nghề chuyên ngành để nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ phù hợp, kết nối người sản xuất, hợp tác xã, làng nghề và doanh nghiệp, đưa các sản phẩm mỹ nghệ thuần việt vươn xa.

     

    Minh Phúc

    nongnghiep.vn
    Cùng chuyên mục:
    Rau giảm giá theo 'quy luật', sẽ sớm tăng trở lại
  • Góp ý dự thảo văn bản
  • Cây trồng
    • Cây lương thực, thực phẩm
    • Cây công nghiệp, cây ăn quả
    • Cây dược liệu
    • Cây đầu dòng
    • Bảo hộ giống cây trồng
    • Giống được phép SXKD
  • Chất lượng
    • Tiêu chuẩn - Quy chuẩn
    • Phòng Thử Nghiệm
    • Tổ chức chứng nhận
  • Đất nông nghiệp - Môi trường
    • Đất nông nghiệp
      • Đất cây hàng năm
      • Đất trồng lúa
      • Đất cây lâu năm
        • Đất cây công nghiệp lâu năm
        • Đất cây ăn quả lâu năm
      • Chuyển đổi đất trồng lúa
        • Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
        • Chuyển đổi sang phi nông nghiệp
    • Môi trường
  • Thông báo
  • THÔNG BÁO TUYỂN 02 CÁN BỘ TOÀN THỜI GIAN
  • THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG 08 CHUYÊN GIA TƯ VẤN
  • Thông báo số 690/TB-TT-CLT ngày 07/07/2021 của Cục Trồng trọt về việc cấp chứng nhận chủng loại gạo thơm vào Vương quốc Anh và Bắc Ai-len được hưởng ưu đãi hạn ngạch thuế quan theo Hiệp định Thương mại tựdo giữa nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) trước khi có Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số103/2020/NĐ-CPngày 04/9/2020 của Chính phủ ban hành
  • Thông báo thi tuyển công chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Danh sách tổng hợp giống cây trồng được công nhận lưu hành và công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng
  • DANH SÁCH TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM DO CỤC TRỒNG TRỌT CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM VÀ CHỈ ĐỊNH HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM ĐẾN NGÀY 01/10/2020
  • Xin ý kiến góp ý Dự thảo TCVN giống cây lương thực có hạt - Sản xuất giống: Lúa lai, Ngô lai, Lúa thuần
  • Xin ý kiến góp ý Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) DUS: Chuối, Cà phê.
  • Danh sách tổng hợp bản tự công bố lưu hành giống cây trồng
  • Danh sách tổng hợp bản tự công bố lưu hành giống cây trồng..
  • Giả mạo Cổng thông tin điện tử Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Danh sách các tổ chức thử nghiệm (đến ngày 31.10.2019)
  • Danh sách Tổ chức chứng nhận giống cây trồng (31.10.2019)
  • Danh sách Tổ chức chứng nhận VietGAP
  • Dự thảo góp ý Thông tư Quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt
  • Thông báo các Văn bản quy phạm pháp luật
  • Quyết định số 2952/QĐ-BNN-TT ngày 25/7/2018 về việc công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới ( Ngô lai đường Hi-Brix 53)
  • Quyết định số 1980/QĐ-BNN-TT ngày 30/5/2018 về việc công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới ( Ngô lai Pioneer Brand P4124)
  • Cục Trồng trọt xin ý kiến góp ý dự thảo TCVN
  • Công văn số 351/TT-VP ngày 09/4/2018 về việc thực hiện Hải quan một cửa quốc gia và triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 tại Cục Trồng trọt
  • Xin ý kiến góp ý Dự thảo Luật Trồng trọt
  • ĐBSCL xây dựng bản đồ chuyển đổi cây trồng và lịch thời vụ đối phó trước rủi ro thiên tai
  • Lúa gạo chớp thời cơ thuận lợi vụ thu đông
  • Ngành điều hướng tới nâng cao chất lượng
  • Danh sách tổ chức chứng nhận giống cây trồng đến ngày 6/6/2017
  • Danh sách phòng thử nghiệm giống cây trồng (đến 6.06.2017)
  • Quyết định Công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới cho giống lúa Đài Thơm 8
  • Quyết định Công nhận sản xuất thử cho 02 giống ngô và công nhận chính thức cho 05 giống ngô.
  • Công văn 65/TT-CLT ngày 19/01/2017 gửi Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc về việc chỉ đạo sản xuất vụ Đông xuân 2016-2017
  • Danh sách Tổ chức chứng nhận hợp quy giống cây trồng (Đến ngày 16/01/2017)
  • Hướng dẫn đánh giá phân loại công chức
  • Danh sách Phòng Thử nghiệm giống cây trồng (đến 16.01.2017)
  • Danh sách các phòng thử nghiệm giống cây trồng đến ngày 10.10.2016
  • Danh sách tổ chức chứng nhận giống cây trồng đến ngày 10/10/2016
  • Thông báo số 4908/TB-BNN-VP ngày 15/6/2017 của Bộ NN&PTNT về việc thông báo Kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị Ban Chỉ đạo phát triển điều bền vững năm 2017
  • Danh sách phòng thử nghiệm giống cây trồng (đến 6.06.2017)
  • Cục Trồng trọt kiểm tra tình hình sản xuất vụ Đông xuân 2016-2017 và thăm mô hình “cánh đồng mẫu lớn" giống lúa chất lượng Bắc hương 9 tại Bắc Giang.
  • Giải pháp canh tác cây trồng hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Vụ Đông Xuân 2016 - 2017:Diện tích giảm, năng suất tăng.
  • Đánh giá kết quả duy trì hạt bố mẹ và sản xuất hạt giống lúa lai F1 vụ đông xuân 2016 - 2017
  • Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Cục Trồng trọt tổ chức thành công Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2017 - 2019
  • Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại tỉnh Hòa Bình
  • Thủ tướng mong muốn phát triển ngành công nghiệp dược liệu Việt Nam
  • Sẽ có Đề án sản xuất nông nghiệp hữu cơ
  • Hội thảo Phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế
  • Triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Khai trương "Cổng Dịch vụ công trực tuyến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn"
  • Hội thảo “Phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế"
  • Triển khai dịch vụ công trực tuyến phải có hành động và khởi sắc cụ thể
  • Triển khai kế hoạch Năm cao điểm hành động Vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2017
  • Vụ lúa đông xuân 2016-2017 ở Miền Bắc, một số vấn đề cần lưu ý
  • Khai hội Tịch Điền Đọi Sơn 2017
  • Hội nghị cán bộ công chức, người lao động và Tổng kết công tác năm 2016, triển khai kế hoạch năm 2017 của Cục Trồng trọt
  • Công văn 2399/TT-CLT ngày 23/12/2016 gửi Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc về việc chỉ đạo chăm sóc, thu hoạch vụ Đông 2016 và chuẩn bị sản xuất vụ Đông xuân 2016-2017
  • BẢN ĐỒ ĐẤT VIỆT NAM
    SOIL MAP OF VIET NAM
    Tỉ lệ (Scale) 1:1000000
  • THÔNG TIN HỮU ÍCH
  • Liên kết website
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 397
    Hôm nay: 2778
    Tổng lượt truy cập: 18603750
  • Thăm dò ý kiến
  • Bạn thấy nội dung trên Cổng thông tin Cục Trồng Trọt như thế nào?
    Đầy đủ, phong phú
    Tạm được
    Cần bổ sung
    Bình chọn
    Kết quả
Bạn thấy nội dung trên Cổng thông tin Cục Trồng Trọt như thế nào?
Tổng số:1757 phiếu
Đầy đủ, phong phú
50,8
 50,8%
893  phiếu
Tạm được
6,6
 6,6%
116  phiếu
Cần bổ sung
42,6
 42,6%
748  phiếu
  • Thông tin
  • Giá vàng Tỉ giá USD
    Thời tiết Chứng khoán
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức - Sự kiện
  • Đất nông nghiệp - Môi trường
  • Dữ liệu CSA
  • Hệ thống văn bản
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ

Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn


© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC TRỒNG TRỌT - Version 2.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt