• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Lịch sử phát triển
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Quy chế làm việc
  • Tin tức - Sự kiện
    • Tin hoạt động
    • Tin tức thị trường
    • Khoa học công nghệ
  • Chỉ đạo sản xuất
    • Tình hình sản xuất
    • Tiến độ sản xuất
    • Văn bản chỉ đạo
  • Dữ liệu trồng trọt
    • Sản xuất
    • Quy hoạch, kế hoạch
    • Sản xuất an toàn
    • Đất nông nghiệp và môi trường
    • Vùng sản xuất tập trung
    • Danh sách tổng hợp bản tự công bố lưu hành giống cây trồng
  • Hợp tác quốc tế
  • Dữ liệu CSA
  • Hệ thống văn bản
    • Luật
    • Pháp lệnh
    • Nghị định
    • Thông tư
    • Quyết định
    • Chỉ thị
    • Công văn
    • Báo cáo
    • Thông báo
    • Văn bản khác
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Tập trung chế biến sâu để biến Tây Nguyên thành trung tâm cà phê thế giới

    Ngày đăng: 13/03/2023
    Lượt xem: 27

    Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, cần xây dựng văn hóa cà phê Việt Nam để dẫn dắt ngành hàng cà phê trở thành một hướng đi tích hợp đa giá trị.

     

    Ngày 12/3, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Đăk Lăk và Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam chủ trì tổ chức Hội thảo “Xây dựng chuỗi ngành hàng cà phê Việt Nam chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

    Chủ yếu xuất khẩu dạng thô

    Ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk, cho biết, cà phê là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Việt Nam với diện tích cả nước hơn 710 ngàn ha, sản lượng hơn 1,8 triệu tấn. Cây cà phê được trồng tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên, chiếm 91% về diện tích và 93% sản lượng cà phê của cả nước.

    IMG_0055

    Bộ trưởng Lê Minh Hoan (ở giữa) thăm gian hàng cà phê tại Hội thảo “Xây dựng chuỗi ngành hàng cà phê Việt Nam chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”. Ảnh: Tuấn Anh.

    Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 sau Braxin và đứng thứ nhất về xuất khẩu cà phê Robusta trên thế giới. Trong nhiều năm qua, cà phê Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, năm 2022 xuất khẩu đạt trên 4 tỷ USD chiếm hơn 15% thị phần xuất khẩu cà phê thế giới.

    Tuy nhiên, cà phê Việt Nam chủ yếu xuất khẩu ở dạng thô chưa qua chế biến nên giá trị gia tăng chưa cao. Việc sản xuất tập trung vào khai thác tối đa tiềm năng năng suất của cây cà phê mà chưa chú trọng nhiều vào phát triển xanh và bền vững.

    Đây rõ ràng là thách thức lớn nhưng chúng ta cũng nên nhìn nhận như là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê thay đổi cách nhìn về một nền nông nghiệp phát triển xanh và bền vững.

    Ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột (tỉnh Đăk Lăk) cho biết, từ năm 2002 tỉnh Đăk Lăk đã bắt đầu triển khai chương trình cà phê bền vững có chứng nhận UTZ và sau đó lần lượt là 4C, RFA, FLO, gần đây là cà phê hữu cơ, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu thị trường cà phê thế giới.

    Ông Minh cũng cho biết, để tiếp tục nâng cao giá trị gia tăng, danh tiếng chất lượng, chúng ta cần khai thác phân khúc cà phê đặc sản. Tại thị trường nước ngoài, cà phê đặc sản Việt Nam được giới thiệu tại các hội chợ cà phê đặc sản danh tiếng tại Mỹ, Ý, Hàn Quốc, Nhật thu hút được sự quan tâm của các nhà rang và bước đầu có những giao dịch thương mại thực tế.

    Đã có lô hàng cà phê nhân đặc sản Robusta 20 tấn từ Đăk Lăk được xuất khẩu sang Vương quốc Anh với giá gần gấp 3 lần giá cà phê thương mại. Đây được xem là dấu ấn đáng ghi nhận của những nỗ lực từ người sản xuất đến nhà xuất khẩu.

    Trong khi đó, ông Bạch Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) cho biết, bên cạnh những cơ hội đã thấy, ngành cà phê cũng đặt ra nhiều thách thức khi cán cân cung cầu cà phê ngày càng thay đổi, sự thịnh vượng của người trồng cà phê bị giảm sút. Cùng với đó là biến đổi khí hậu cũng như các quy định khắt khe của các nước nhập khẩu.

    Xây dựng văn hóa cà phê

    Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) đã đưa ra giải pháp tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết trong sản xuất cà phê chất lượng cao. Cụ thể, về sản xuất, chế biến, cần đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành cà phê một cách hiệu quả như đẩy mạnh tái canh, tiếp tục đầu tư vào vùng nguyên liệu, xây dựng vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh chế biến sâu.

     

    Đồng thời, xây dựng các tiêu chuẩn về cà phê bền vững, cà phê chứng nhận, hỗ trợ nông dân về vốn, kỹ thuật để họ yên tâm trồng trọt. Đặc biệt, cần áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cà phê.

    Bên cạnh tập trung duy trì các thị trường xuất khẩu truyền thống, cần nhanh chóng phát triển các thị trường tiềm năng nhất là EU và các nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP, các nước ASEAN...

    Ông Lê Đức Huy, Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu một thành viên 2-9 Đăk Lăk, cho biết, hiện nay tỷ lệ cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản chiếm tỷ lệ quá nhỏ trong sản lượng lớn của cà phê Việt Nam. Trong khi, đây là một hướng đi mới nhằm nâng cao chất lượng và giá trị của cà phê Việt Nam. Chính vì vậy, chúng ta hãy bắt tay ngay vào việc xây dựng lộ trình dài hạn để phát triển cà phê theo hướng chất lượng cao, cà phê đặc sản.

    z4175615461725_3d3351988da24b8f6cf3478d599b5184

    Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Cần xây dựng văn hóa cà phê Việt Nam. Ảnh: Minh Quý.

    Để đạt được mục tiêu này, ông Huy đưa ra nhiều giải pháp như cần quy hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung đáp ứng các tiêu chuẩn như giảm thiểu sử dụng nước, giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ. Nâng cao chất lượng chế biến sau thu hoạch, ứng dụng công nghệ số vào tất cả các khâu sản xuất và tiêu thụ.

    Đặc biệt, cần tập trung chế biến sâu để biến Tây Nguyên trở thành trung tâm cà phê của thế giới. Muốn vậy, cần phải xây dựng các cụm công nghiệp theo hướng liên kết, công nghiệp phụ trợ để kêu gọi các nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư hệ thống chế biến sâu từ cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản. Chính sách ưu đãi thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu thiết bị… Khai thông và nâng cấp hệ thống giao thông, đường cao tốc nối khu vực Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải miền trung, tiếp cận với cảng biển gần hơn như: Cảng Quy Nhơn, cảng Nam Vân Phong…

    Cần tổ chức các cuộc thi cà phê đặc sản, cà phê chất lượng cao Việt Nam tầm quốc tế. Đồng thời, xây dựng ngay một trung tâm đào tạo đầy đủ các khâu trong chuỗi giá trị cà phê từ khâu chọn giống, đào tạo canh tác, sơ chế, chế biến, rang xay, pha chế, logistic và các nghiệp vụ xuất khẩu.

    Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, tại sao thương hiệu Starbucks đã biến ly cà phê giá chỉ có 2,3 xu thành sản phẩm cà phê 5 - 10 USD? Trong những thành công của thương hiệu Starbucks thì việc ứng dụng công nghệ cũng chỉ là 1 yếu tố trong việc tạo ra giá trị cho cà phê. Ngoài ra, còn các yếu tố khác về văn hóa, xã hội, trải nghiệm, cảm xúc… cũng mang lại nhiều thú vị cho cà phê.

    z4175879566769_65c9dcc4cbe7007e891c8e46a0f7435d

    Cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản chiếm tỷ lệ quá nhỏ trong sản lượng lớn của cà phê Việt Nam.

    Ngành cà phê Việt Nam đang trên đà phát triển, vậy làm sao chúng ta tăng giá trị chất lượng cà phê, không chỉ ở chế biến tinh mà đó là ở giá trị văn hóa tiêu dùng để đi vào đúng cảm xúc.

    Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng cho biết, sau hội thảo này, Bộ NN-PTNT sẽ làm việc chính thức với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch để xây dựng câu chuyện về văn hóa cà phê Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng.

    “Tôi đề nghị Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam cùng với Bộ NN-PTNT tìm hiểu thị trường để hướng tới một viễn cảnh trong 5-10 năm nữa sẽ chuyển hóa tạo ra dòng cảm xúc, nét văn hóa cho cà phê Việt Nam. Để từ đó, chúng ta đưa được sản phẩm cà phê đi khắp thế giới với giá trị tối ưu nhất”, Bộ trưởng cho biết.

    “Chúng ta cần xây dựng văn hóa cà phê Việt Nam để dẫn dắt ngành hàng cà phê trở thành một hướng đi tích hợp đa giá trị, mang tính nhân văn, làm sao để người trồng cà phê được chia sẻ giá trị nhiều nhất trong chuỗi giá trị ngành hàng này. Nhìn từ câu chuyện của Starbucks, thị trường đón nhận cà phê không chỉ ở câu chuyện chất lượng mà còn quá nhiều việc khác phải làm. Chính vì vậy, Bộ NN-PTNT sẽ cùng với các Hiệp hội, ngành hàng cà phê cần suy nghĩ thêm về câu chuyện văn hóa cà phê”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ.

     

    Tuấn Anh - Minh Quý

    nongnghiep.vn
    Cùng chuyên mục:
    Rau giảm giá theo 'quy luật', sẽ sớm tăng trở lại
  • Góp ý dự thảo văn bản
  • Cây trồng
    • Cây lương thực, thực phẩm
    • Cây công nghiệp, cây ăn quả
    • Cây dược liệu
    • Cây đầu dòng
    • Bảo hộ giống cây trồng
    • Giống được phép SXKD
  • Chất lượng
    • Tiêu chuẩn - Quy chuẩn
    • Phòng Thử Nghiệm
    • Tổ chức chứng nhận
  • Đất nông nghiệp - Môi trường
    • Đất nông nghiệp
      • Đất cây hàng năm
      • Đất trồng lúa
      • Đất cây lâu năm
        • Đất cây công nghiệp lâu năm
        • Đất cây ăn quả lâu năm
      • Chuyển đổi đất trồng lúa
        • Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
        • Chuyển đổi sang phi nông nghiệp
    • Môi trường
  • Thông báo
  • Thông báo số 690/TB-TT-CLT ngày 07/07/2021 của Cục Trồng trọt về việc cấp chứng nhận chủng loại gạo thơm vào Vương quốc Anh và Bắc Ai-len được hưởng ưu đãi hạn ngạch thuế quan theo Hiệp định Thương mại tựdo giữa nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) trước khi có Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số103/2020/NĐ-CPngày 04/9/2020 của Chính phủ ban hành
  • Thông báo thi tuyển công chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Danh sách tổng hợp giống cây trồng được công nhận lưu hành và công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng
  • DANH SÁCH TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM DO CỤC TRỒNG TRỌT CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM VÀ CHỈ ĐỊNH HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM ĐẾN NGÀY 01/10/2020
  • Xin ý kiến góp ý Dự thảo TCVN giống cây lương thực có hạt - Sản xuất giống: Lúa lai, Ngô lai, Lúa thuần
  • Xin ý kiến góp ý Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) DUS: Chuối, Cà phê.
  • Danh sách tổng hợp bản tự công bố lưu hành giống cây trồng
  • Danh sách tổng hợp bản tự công bố lưu hành giống cây trồng..
  • Giả mạo Cổng thông tin điện tử Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Danh sách các tổ chức thử nghiệm (đến ngày 31.10.2019)
  • Danh sách Tổ chức chứng nhận giống cây trồng (31.10.2019)
  • Danh sách Tổ chức chứng nhận VietGAP
  • Dự thảo góp ý Thông tư Quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt
  • Thông báo các Văn bản quy phạm pháp luật
  • Quyết định số 2952/QĐ-BNN-TT ngày 25/7/2018 về việc công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới ( Ngô lai đường Hi-Brix 53)
  • Quyết định số 1980/QĐ-BNN-TT ngày 30/5/2018 về việc công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới ( Ngô lai Pioneer Brand P4124)
  • Cục Trồng trọt xin ý kiến góp ý dự thảo TCVN
  • Công văn số 351/TT-VP ngày 09/4/2018 về việc thực hiện Hải quan một cửa quốc gia và triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 tại Cục Trồng trọt
  • Xin ý kiến góp ý Dự thảo Luật Trồng trọt
  • ĐBSCL xây dựng bản đồ chuyển đổi cây trồng và lịch thời vụ đối phó trước rủi ro thiên tai
  • Lúa gạo chớp thời cơ thuận lợi vụ thu đông
  • Ngành điều hướng tới nâng cao chất lượng
  • Danh sách tổ chức chứng nhận giống cây trồng đến ngày 6/6/2017
  • Danh sách phòng thử nghiệm giống cây trồng (đến 6.06.2017)
  • Quyết định Công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới cho giống lúa Đài Thơm 8
  • Quyết định Công nhận sản xuất thử cho 02 giống ngô và công nhận chính thức cho 05 giống ngô.
  • Công văn 65/TT-CLT ngày 19/01/2017 gửi Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc về việc chỉ đạo sản xuất vụ Đông xuân 2016-2017
  • Danh sách Tổ chức chứng nhận hợp quy giống cây trồng (Đến ngày 16/01/2017)
  • Hướng dẫn đánh giá phân loại công chức
  • Danh sách Phòng Thử nghiệm giống cây trồng (đến 16.01.2017)
  • Danh sách các phòng thử nghiệm giống cây trồng đến ngày 10.10.2016
  • Danh sách tổ chức chứng nhận giống cây trồng đến ngày 10/10/2016
  • Thông báo số 4908/TB-BNN-VP ngày 15/6/2017 của Bộ NN&PTNT về việc thông báo Kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị Ban Chỉ đạo phát triển điều bền vững năm 2017
  • Danh sách phòng thử nghiệm giống cây trồng (đến 6.06.2017)
  • Cục Trồng trọt kiểm tra tình hình sản xuất vụ Đông xuân 2016-2017 và thăm mô hình “cánh đồng mẫu lớn" giống lúa chất lượng Bắc hương 9 tại Bắc Giang.
  • Giải pháp canh tác cây trồng hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Vụ Đông Xuân 2016 - 2017:Diện tích giảm, năng suất tăng.
  • Đánh giá kết quả duy trì hạt bố mẹ và sản xuất hạt giống lúa lai F1 vụ đông xuân 2016 - 2017
  • Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Cục Trồng trọt tổ chức thành công Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2017 - 2019
  • Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại tỉnh Hòa Bình
  • Thủ tướng mong muốn phát triển ngành công nghiệp dược liệu Việt Nam
  • Sẽ có Đề án sản xuất nông nghiệp hữu cơ
  • Hội thảo Phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế
  • Triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Khai trương "Cổng Dịch vụ công trực tuyến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn"
  • Hội thảo “Phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế"
  • Triển khai dịch vụ công trực tuyến phải có hành động và khởi sắc cụ thể
  • Triển khai kế hoạch Năm cao điểm hành động Vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2017
  • Vụ lúa đông xuân 2016-2017 ở Miền Bắc, một số vấn đề cần lưu ý
  • Khai hội Tịch Điền Đọi Sơn 2017
  • Hội nghị cán bộ công chức, người lao động và Tổng kết công tác năm 2016, triển khai kế hoạch năm 2017 của Cục Trồng trọt
  • Công văn 2399/TT-CLT ngày 23/12/2016 gửi Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc về việc chỉ đạo chăm sóc, thu hoạch vụ Đông 2016 và chuẩn bị sản xuất vụ Đông xuân 2016-2017
  • BẢN ĐỒ ĐẤT VIỆT NAM
    SOIL MAP OF VIET NAM
    Tỉ lệ (Scale) 1:1000000
  • THÔNG TIN HỮU ÍCH
  • Liên kết website
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 305
    Hôm nay: 3536
    Tổng lượt truy cập: 16871220
  • Thăm dò ý kiến
  • Bạn thấy nội dung trên Cổng thông tin Cục Trồng Trọt như thế nào?
    Đầy đủ, phong phú
    Tạm được
    Cần bổ sung
    Bình chọn
    Kết quả
Bạn thấy nội dung trên Cổng thông tin Cục Trồng Trọt như thế nào?
Tổng số:1495 phiếu
Đầy đủ, phong phú
59,7
 59,7%
892  phiếu
Tạm được
7,7
 7,7%
115  phiếu
Cần bổ sung
32,6
 32,6%
488  phiếu
  • Thông tin
  • Giá vàng Tỉ giá USD
    Thời tiết Chứng khoán
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức - Sự kiện
  • Đất nông nghiệp - Môi trường
  • Dữ liệu CSA
  • Hệ thống văn bản
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ

Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn


© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỤC TRỒNG TRỌT - Version 2.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt